Kiến tạo căn cước Hà Nội qua những bài ca trên sóng
Những bài ca tuyên truyền đã tạo nên một Hà Nội thế nào?
Đây là một bài tập, dĩ nhiên nhiều khiếm khuyết. Mục đích chính là phân tích diễn ngôn về Hà Nội thông qua ca từ những bài hát về chủ đề Hà Nội. Do khuôn khổ có hạn nên bài viết chỉ khảo sát những bài hát giai đoạn sau 1954 đến thời điểm đầu TK21, tập trung vào giai đoạn chiến tranh và bao cấp. Nhiều nội dung vẫn để lại ảnh hưởng đến hiện tại. Hi vọng sau này có thời gian và có thêm tư liệu cũng như kiến thức sẽ khảo sát diện rộng hơn. Vì bài viết gốc viết tiếng Anh - một thứ tiếng Anh học trò nên việc tự dịch ra tiếng Việt cũng sẽ phải chỉnh sửa thêm. Cảm ơn các thầy giáo trợ giảng đã hỗ trợ cho việc sửa chữa các lỗi diễn đạt và logic.
Hà Nội là trường hợp hiếm có của một thành phố có một bộ sưu tập dồi dào những bài hát được phát thanh trên làn sóng điện mà người Việt Nam thường gọi là các bài “địa phương ca” – những bài hát ca ngợi một tỉnh, một thành phố hay một vùng đất. Thuật ngữ này được sinh ra từ sau khi Hiệp định Geneve năm 1954, hiệp định chấm dứt cuộc chiến chín năm giữa quân đội Pháp và Việt Minh, với kết quả Việt Nam chia cắt tạm thời làm hai miền tại vĩ tuyến 17. Ở miền Bắc, những người cộng sản chiến thắng tiếp tục xây dựng chính thể Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Hà Nội, thủ đô của nhà nước quốc gia (nation-state) này, trở thành biểu tượng của một quá trình xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa mới chống lại đối thủ đồng minh của Mỹ ở miền Nam.
Cơ quan truyền thanh độc quyền ở miền Bắc – Đài Tiếng nói Việt Nam (từ đây gọi tắt VOV), trong cả nhiệm vụ xã hội theo hình thái Xôviết lẫn ý thức hệ của mình, đã phát thanh hàng ngàn bài hát ngợi ca vị trí tiền tiêu của Hà Nội, đặc biệt dưới sự vây hãm của bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và cả trong thời hậu chiến. Là một chương trình có đường lối tuyên truyền, các bài hát được sử dụng như những “bản tin bằng giai điệu” với câu chữ được cấu trúc công phu. Lời ca của chúng khắc họa cả khía cạnh hiện thực lẫn chất thơ của đời sống đô thị Hà Nội qua ba thập niên. Giai đoạn này cũng là thời hoàng kim của VOV khi đài phát thanh nhà nước này trở thành công cụ truyền thông đại chúng quan trọng nhất và phương tiện chính để truyền tải âm nhạc đến công chúng. Truyền hình ở Hà Nội rất sơ khai và chưa phát triển cho đến khi Việt Nam thống nhất năm 1975. Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ phân tích nội dung các bài hát như một diễn ngôn về Hà Nội theo hai phương diện: 1) bối cảnh của truyền thông nơi các bài hát được sản xuất ra, và 2) chất liệu của các biểu tượng trong ca từ như tiếu tượng học hay sự mô tả bằng hình ảnh [iconography] của Hà Nội. Các trích dẫn của tôi tập trung vào những bài hát nổi bật nhất được phát sóng nhiều nhất và được lưu trữ trong dữ liệu trên trang mạng của VOV và diễn đàn nhạc cách mạng [baicadicungnamthang.net].
BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG SINH RA NHỮNG BÀI CA CHỦ ĐỀ HÀ NỘI
Âm nhạc như một kênh tuyên truyền chính trị
Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phân tích nội dung truyền thông đã nhấn mạnh vai trò tối quan trọng của bối cảnh trong bất cứ quy trình truyền thông nào (Krippendorff, 1980; van Dijk, 1988, 2001, Fairclough, 2003; Rosengren, 2006: 182). Trong khi Krippendorff đề cập bối cảnh chính trị-xã hội, van Dijk đề xuất khái niệm “các mẫu bối cảnh”: “Bối cảnh được định nghĩa như một cấu trúc đại diện có tính tinh thần của những đặc tính về tình hình xã hội có liên quan đến việc sản xuất hay sự lĩnh hội diễn ngôn.” (van Dijk 2001: 356). Khi xét đến chất liệu của những bài ca tuyên truyền được dùng như những bản tin chiến sự, đáng lưu ý rằng “khi các diễn ngôn được định nghĩa như những đơn vị của tương tác bằng lời nói hay như những sự kiện giao tiếp truyền thông, quy trình thực tế của chúng hoặc những cách thức sử dụng trong các bối cảnh xã hội và truyền thông cũng nên được tính đến trong sự tiếp cận tích hợp.” (van Dijk, 1988: 9)
Chỉ một tuần sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được tuyên bố ra đời ngày 2 tháng 9 năm 1945, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng buổi đầu tiên với tuyên bố mở đầu của mình xác nhận rằng “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.” Lời tuyên bố hiển nhiên đã nhấn mạnh vai trò của Hà Nội như thủ đô chính thức của một quốc gia chính thể cộng hòa mới ra đời, thay vì Huế, kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng. Khi những người cộng sản chiến thắng bắt đầu thực hiện kế hoạch dài hạn đầu tiên tái kiến thiết đất nước theo mô hình Xôviết, Hà Nội mau chóng trở thành đề tài đặc biệt của nhiều nhạc sĩ Việt Nam trong việc sáng tác những bài ca anh hùng theo chủ nghĩa yêu nước.
Hiệp định Geneve 1954 đã kêu gọi tổng tuyển cử sau 2 năm để thống nhất đất nước. Giới tuyến tạm thời tại vĩ tuyến 17 đã lấy sông Bến Hải và cầu Hiền Lương làm biên giới địa lý. Mục tiêu đầu tiên của các ca khúc là kêu gọi thống nhất. Đoàn Chuẩn, một trong số những nhạc sĩ nổi tiếng hàng đầu trước đó trong việc viết những bài hát chủ đề mùa thu lãng mạn trong thời Pháp tạm chiếm Hà Nội, giờ đây chuyển sang viết một bài hát chủ đề mùa xuân mang niềm hi vọng tích cực trong hình thức một lá thư gửi một người tình đã di cư vào Nam (xem Box 1).
Box 1 - Gửi người em gái miền Nam – Đoàn Chuẩn & Từ Linh, 1956-1957
Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh không ai ngờ
Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng
Nụ cười trong gió sớm, anh đến tìm em giữa cầu Hiền Lương.
Em tôi đi, màu son lên đôi môi
Khăn san bay, lả lơi bên vai ai
Trời thắm gió trăng hiền
Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên.
Em! Tháp Rùa yêu dấu!
Còn đó trơ trơ, lớp người đổi mới khác xưa
Thu đã qua những chiều song ý thơ rất nhiều
Ca tình yêu!
Trong lời ca, Hà Nội được thể hiện như một điểm hẹn thần tiên phản chiếu thời quá khứ diễm ảo trong cảnh đoàn tụ lãng mạn giữa người kể chuyện và người đẹp. Tháp Rùa ở hồ Hoàn Kiếm, một địa danh biểu tượng của Hà Nội, cũng được đặt trong trung tâm của câu chuyện. Sau khi được phát sóng, bài ca bị phê bình về “tư tưởng tiểu tư sản”, ví dụ nội dung quá lãng mạn cá nhân khi so với “tinh thần tranh đấu” của những bài hát dòng chính thống vốn nhấn mạnh các khía cạnh “chủ nghĩa cách mạng và lãng mạn tập thể”. Bài ca vì thế bị ngừng không được hát ở miền Bắc trong nhiều thập niên cho đến cuối những năm 1980, trong khi khá phổ biến ở miền Nam với phiên bản lời cắt xén và chỉnh sửa. Cuộc tổng tuyển cử thống nhất cũng đã bị hủy bỏ cho đến khi cuộc chiến tranh kết thúc và hai miền được thống nhất 19 năm sau.
Âm nhạc như một vũ khí tinh thần
Tình trạng chiến tranh đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống đô thị Hà Nội, đặc biệt khi không lực Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam vào năm 1965-1968 và 1972. Mang chức năng tuyên truyền, những bài hát được phát sóng cổ vũ người dân Hà Nội sống và làm việc như những người lính. Mặt khác, chúng là những thông điệp bằng giai điệu gửi tới kẻ thù rằng Hà Nội là một trận chiến sẽ giống như Điện Biên Phủ đầu những năm 1950. Trận chiến lịch sử này từng được xem như dấu ấn cáo chung của hệ thống thuộc địa kiểu cũ trên thế giới và là nguyên nhân chính tác động đến vòng đám phán Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương. Hầu hết các bài ca về Hà Nội thời chiến đều khích lệ tinh thần yêu nước và đặc biệt là tình yêu dành cho công cuộc bảo vệ thủ đô. Cao điểm của cuộc kháng cự những trận ném bom tập kích là việc 34 máy bay B-52 của Không lực Mỹ bị bắn rơi trong cuộc ném bom Giáng sinh (tức “12 ngày đêm” như cách gọi của người Việt) tháng Chạp năm 1972. Tên của những bài ca được liệt kê ở box bên dưới đây đều cho thấy nội dung chiến thắng và tự hào. Lời ca đã kết nối giai đoạn hiện tại của cuộc kháng chiến với lịch sử lâu dài của đất nước với nhiều chiến thắng chống lại quân xâm lược phong kiến Trung Quốc cả ngàn năm trước và chống thực dân Pháp gần đây. Hệ quả là chúng đã nuôi dưỡng một sự nhận diện về một thành phố linh thiêng (xem Box 2).
Box 2 – Những bài ca chủ đề Hà Nội có đề tài bắn rơi máy bay Mỹ
Phi đội ta xuất kích – Tường Vi, 1965
Bài ca Hà Nội – Vũ Thanh, 1966
Hành khúc ngày và đêm – Phan Huỳnh Điểu, thơ Bùi Công Minh, 1968
Tên lửa ta đánh rất hay – Huy Thục, 1972
Hà Nội những đêm không ngủ – Phạm Tuyên, 1972
Hà Nội trên tầm cao chiến thắng – Tân Huyền, 1972
Hà Nội Điện Biên Phủ – Phạm Tuyên, 1972
Hà Nội niềm tin và hy vọng – Phan Nhân, 1972
Âm nhạc trợ giúp tái kiến thiết đất nước
Bên cạnh chủ đề chiến đấu, trong và sau chiến tranh, Hà Nội cũng là một “mảnh đất thử nghiệm” để triển khai ý thức hệ và mô hình quy hoạch đô thị Xôviết. Trong khi đẩy mạnh chương trình xây dựng của mình tại Hà Nội, chính quyền đã cho phát sóng một số lớn những bài ca mà trong đó các nhân vật trung tâm là các công nhân xây dựng và công nghiệp. Họ cho thấy tham vọng của Hà Nội khi dẫn dắt thành phố theo hướng một trung tâm công nghiệp nặng dưới mô hình đã được ứng dụng ở Liên Xô và Trung Quốc. Mọi người sống trong một hệ thống bao cấp, và hầu hết các ngành nghề trong xã hội đều có riêng mình những bài ca được gọi là “ngành ca” (“job anthem”) (xem Box 3).
Box 3 – Những bài ca về người công nhân Hà Nội
Em là thợ quét vôi – Đỗ Nhuận, 1958: Nữ công nhân xây dựng
Cô thợ nề thủ đô – Lưu Bách Thụ, 1960: Nữ công nhân xây dựng
Cô thợ hàn – Thịnh Trường, 1960s: Nữ công nhân công nghiệp nặng
Những ánh sao đêm – Phan Huỳnh Điểu, 1962: Công nhân xây dựng
Khi thành phố lên đèn – Thái Cơ, 1965: Công nhân chiếu sáng đô thị
Em đứng giữa giảng đường hôm nay – Tân Huyền, 1966: Nữ giảng viên đại học
Hà Nội những công trình – Quốc Trường, 1970: Công nhân xây dựng
Từ một ngã tư đường phố – Phạm Tuyên, 1971: Cảnh sát giao thông
Cô thợ xây còn nhớ – Văn Chung, 1975: Nữ công nhân xây dựng
Trên công trường rộn rã tiếng ca – Ngô Quốc Tính, 1976: cựu chiến binh, cặp đôi công nhân xây dựng
Khúc hát người Hà Nội – Trần Hoàn, 1983: Công nhân công nghiệp nặng và nông dân ngoại thành
Hệ thống các bài hát cung cấp cho người nghe một bức chân dung về một xã hội đô thị nơi ai cũng cố gắng hết sức mình để “xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Lao động nữ được khuyến khích đảm nhiệm những công việc nặng như công nhân xây dựng và thợ hàn. Một trong những công trình biểu tượng nhất lúc bấy giờ là việc xây dựng một cây cầu mới bắc qua sông Hồng trên địa phận Hà Nội vào năm 1984 với sự viện trợ của Liên Xô, sau hơn 80 năm kể từ cây đầu đầu tiên và độc đạo do người Pháp xây. Một cách tự nhiên, nhiều bài ca đã ngưỡng mộ cây cầu mới về tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Liên Xô và Việt Nam. Vào lúc đó, đây là câu cầu 2 tầng dài nhất Việt Nam bắc qua con sông biểu tượng của Hà Nội. Các ca từ đã đưa cây cầu này trở thành một tượng đài trong khung cảnh Hà Nội: “Cho xanh mãi bầu trời xanh Hà Nội. Cầu Thăng Long soi bóng nước sông Hồng” (Trời Hà Nội xanh - Văn Ký, 1984); “Chúng tôi bắc cây cầu thế kỷ, trên dòng sông mênh mang” (Chúng tôi bắc cầu – Hồng Đăng, lyric Hương Trầm, 1984).
[Ngoài ra còn các bài hát như Mùa xuân qua cầu Thăng Long (Hồ Bắc, 1984); Hà Nội của tôi (Thái Cơ, 1984); Hà Nội mến yêu ơi (Trần Nhơn, 1984)].
Thời điểm sáng tác của những bài ca này vào khoảng năm 1984, năm kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954). Nó chứng tỏ một nhu cầu trong đất nước cộng sản nơi những dịp kỷ niệm thường được xem như “một hiện thân của lý tưởng ái quốc và dân tộc chủ nghĩa” (Bodnar, dẫn theo Gibbs, 2008: 118). Những bài ca kỷ niệm là những công cụ hữu hiệu để chính quyền dùng để nhấn mạnh những thành tựu ấn tượng của chủ nghĩa xã hội cần được nhận thấy toàn diện khắp đất nước. Trên thực tế, những cuộc chiến không bao giờ chấm dứt. Sau khi thống nhất, Việt Nam đối diện với một tình trạng vô cùng khó khăn. Hệ thống kinh tế bao cấp thất bại trong việc đảm bảo mức sống đã đề ra cho nhân dân. Nhiều người Việt đã tìm cách vượt biên. Viện trợ từ các đồng minh XHCN như Liên Xô và khối Đông Âu chấm dứt, trong khi hai láng giềng phía Bắc và Tây Nam – Trung Quốc và Campuchia của Khơme Đỏ - gây xung đột diện rộng với Việt Nam (Marr, 1995). Những bài ca đã xưng tụng Hà Nội như một ngọn hải đăng cổ vũ nhân dân xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế và tạo ra “con người mới” cho một viễn cảnh XHCN cũng như giữ vững tư tưởng Mácxit (xem Box 4).
Box 4 – Hà Nội mùa thu – Vũ Thanh, 1981
Đây là một bài tập, dĩ nhiên nhiều khiếm khuyết. Mục đích chính là phân tích diễn ngôn về Hà Nội thông qua ca từ những bài hát về chủ đề Hà Nội. Do khuôn khổ có hạn nên bài viết chỉ khảo sát những bài hát giai đoạn sau 1954 đến thời điểm đầu TK21, tập trung vào giai đoạn chiến tranh và bao cấp. Nhiều nội dung vẫn để lại ảnh hưởng đến hiện tại. Hi vọng sau này có thời gian và có thêm tư liệu cũng như kiến thức sẽ khảo sát diện rộng hơn. Vì bài viết gốc viết tiếng Anh - một thứ tiếng Anh học trò nên việc tự dịch ra tiếng Việt cũng sẽ phải chỉnh sửa thêm. Cảm ơn các thầy giáo trợ giảng đã hỗ trợ cho việc sửa chữa các lỗi diễn đạt và logic.
Bìa bản nhạc Hà Nội niềm tin và hy vọng - Phan Nhân, do Nxb Âm nhạc Giải Phóng phát hành năm 1976. |
Hà Nội là trường hợp hiếm có của một thành phố có một bộ sưu tập dồi dào những bài hát được phát thanh trên làn sóng điện mà người Việt Nam thường gọi là các bài “địa phương ca” – những bài hát ca ngợi một tỉnh, một thành phố hay một vùng đất. Thuật ngữ này được sinh ra từ sau khi Hiệp định Geneve năm 1954, hiệp định chấm dứt cuộc chiến chín năm giữa quân đội Pháp và Việt Minh, với kết quả Việt Nam chia cắt tạm thời làm hai miền tại vĩ tuyến 17. Ở miền Bắc, những người cộng sản chiến thắng tiếp tục xây dựng chính thể Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Hà Nội, thủ đô của nhà nước quốc gia (nation-state) này, trở thành biểu tượng của một quá trình xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa mới chống lại đối thủ đồng minh của Mỹ ở miền Nam.
Cơ quan truyền thanh độc quyền ở miền Bắc – Đài Tiếng nói Việt Nam (từ đây gọi tắt VOV), trong cả nhiệm vụ xã hội theo hình thái Xôviết lẫn ý thức hệ của mình, đã phát thanh hàng ngàn bài hát ngợi ca vị trí tiền tiêu của Hà Nội, đặc biệt dưới sự vây hãm của bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và cả trong thời hậu chiến. Là một chương trình có đường lối tuyên truyền, các bài hát được sử dụng như những “bản tin bằng giai điệu” với câu chữ được cấu trúc công phu. Lời ca của chúng khắc họa cả khía cạnh hiện thực lẫn chất thơ của đời sống đô thị Hà Nội qua ba thập niên. Giai đoạn này cũng là thời hoàng kim của VOV khi đài phát thanh nhà nước này trở thành công cụ truyền thông đại chúng quan trọng nhất và phương tiện chính để truyền tải âm nhạc đến công chúng. Truyền hình ở Hà Nội rất sơ khai và chưa phát triển cho đến khi Việt Nam thống nhất năm 1975. Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ phân tích nội dung các bài hát như một diễn ngôn về Hà Nội theo hai phương diện: 1) bối cảnh của truyền thông nơi các bài hát được sản xuất ra, và 2) chất liệu của các biểu tượng trong ca từ như tiếu tượng học hay sự mô tả bằng hình ảnh [iconography] của Hà Nội. Các trích dẫn của tôi tập trung vào những bài hát nổi bật nhất được phát sóng nhiều nhất và được lưu trữ trong dữ liệu trên trang mạng của VOV và diễn đàn nhạc cách mạng [baicadicungnamthang.net].
BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG SINH RA NHỮNG BÀI CA CHỦ ĐỀ HÀ NỘI
Âm nhạc như một kênh tuyên truyền chính trị
Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phân tích nội dung truyền thông đã nhấn mạnh vai trò tối quan trọng của bối cảnh trong bất cứ quy trình truyền thông nào (Krippendorff, 1980; van Dijk, 1988, 2001, Fairclough, 2003; Rosengren, 2006: 182). Trong khi Krippendorff đề cập bối cảnh chính trị-xã hội, van Dijk đề xuất khái niệm “các mẫu bối cảnh”: “Bối cảnh được định nghĩa như một cấu trúc đại diện có tính tinh thần của những đặc tính về tình hình xã hội có liên quan đến việc sản xuất hay sự lĩnh hội diễn ngôn.” (van Dijk 2001: 356). Khi xét đến chất liệu của những bài ca tuyên truyền được dùng như những bản tin chiến sự, đáng lưu ý rằng “khi các diễn ngôn được định nghĩa như những đơn vị của tương tác bằng lời nói hay như những sự kiện giao tiếp truyền thông, quy trình thực tế của chúng hoặc những cách thức sử dụng trong các bối cảnh xã hội và truyền thông cũng nên được tính đến trong sự tiếp cận tích hợp.” (van Dijk, 1988: 9)
Chỉ một tuần sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được tuyên bố ra đời ngày 2 tháng 9 năm 1945, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng buổi đầu tiên với tuyên bố mở đầu của mình xác nhận rằng “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.” Lời tuyên bố hiển nhiên đã nhấn mạnh vai trò của Hà Nội như thủ đô chính thức của một quốc gia chính thể cộng hòa mới ra đời, thay vì Huế, kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng. Khi những người cộng sản chiến thắng bắt đầu thực hiện kế hoạch dài hạn đầu tiên tái kiến thiết đất nước theo mô hình Xôviết, Hà Nội mau chóng trở thành đề tài đặc biệt của nhiều nhạc sĩ Việt Nam trong việc sáng tác những bài ca anh hùng theo chủ nghĩa yêu nước.
Hiệp định Geneve 1954 đã kêu gọi tổng tuyển cử sau 2 năm để thống nhất đất nước. Giới tuyến tạm thời tại vĩ tuyến 17 đã lấy sông Bến Hải và cầu Hiền Lương làm biên giới địa lý. Mục tiêu đầu tiên của các ca khúc là kêu gọi thống nhất. Đoàn Chuẩn, một trong số những nhạc sĩ nổi tiếng hàng đầu trước đó trong việc viết những bài hát chủ đề mùa thu lãng mạn trong thời Pháp tạm chiếm Hà Nội, giờ đây chuyển sang viết một bài hát chủ đề mùa xuân mang niềm hi vọng tích cực trong hình thức một lá thư gửi một người tình đã di cư vào Nam (xem Box 1).
Box 1 - Gửi người em gái miền Nam – Đoàn Chuẩn & Từ Linh, 1956-1957
Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh không ai ngờ
Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng
Nụ cười trong gió sớm, anh đến tìm em giữa cầu Hiền Lương.
Em tôi đi, màu son lên đôi môi
Khăn san bay, lả lơi bên vai ai
Trời thắm gió trăng hiền
Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên.
Em! Tháp Rùa yêu dấu!
Còn đó trơ trơ, lớp người đổi mới khác xưa
Thu đã qua những chiều song ý thơ rất nhiều
Ca tình yêu!
Trong lời ca, Hà Nội được thể hiện như một điểm hẹn thần tiên phản chiếu thời quá khứ diễm ảo trong cảnh đoàn tụ lãng mạn giữa người kể chuyện và người đẹp. Tháp Rùa ở hồ Hoàn Kiếm, một địa danh biểu tượng của Hà Nội, cũng được đặt trong trung tâm của câu chuyện. Sau khi được phát sóng, bài ca bị phê bình về “tư tưởng tiểu tư sản”, ví dụ nội dung quá lãng mạn cá nhân khi so với “tinh thần tranh đấu” của những bài hát dòng chính thống vốn nhấn mạnh các khía cạnh “chủ nghĩa cách mạng và lãng mạn tập thể”. Bài ca vì thế bị ngừng không được hát ở miền Bắc trong nhiều thập niên cho đến cuối những năm 1980, trong khi khá phổ biến ở miền Nam với phiên bản lời cắt xén và chỉnh sửa. Cuộc tổng tuyển cử thống nhất cũng đã bị hủy bỏ cho đến khi cuộc chiến tranh kết thúc và hai miền được thống nhất 19 năm sau.
Âm nhạc như một vũ khí tinh thần
Tình trạng chiến tranh đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống đô thị Hà Nội, đặc biệt khi không lực Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam vào năm 1965-1968 và 1972. Mang chức năng tuyên truyền, những bài hát được phát sóng cổ vũ người dân Hà Nội sống và làm việc như những người lính. Mặt khác, chúng là những thông điệp bằng giai điệu gửi tới kẻ thù rằng Hà Nội là một trận chiến sẽ giống như Điện Biên Phủ đầu những năm 1950. Trận chiến lịch sử này từng được xem như dấu ấn cáo chung của hệ thống thuộc địa kiểu cũ trên thế giới và là nguyên nhân chính tác động đến vòng đám phán Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương. Hầu hết các bài ca về Hà Nội thời chiến đều khích lệ tinh thần yêu nước và đặc biệt là tình yêu dành cho công cuộc bảo vệ thủ đô. Cao điểm của cuộc kháng cự những trận ném bom tập kích là việc 34 máy bay B-52 của Không lực Mỹ bị bắn rơi trong cuộc ném bom Giáng sinh (tức “12 ngày đêm” như cách gọi của người Việt) tháng Chạp năm 1972. Tên của những bài ca được liệt kê ở box bên dưới đây đều cho thấy nội dung chiến thắng và tự hào. Lời ca đã kết nối giai đoạn hiện tại của cuộc kháng chiến với lịch sử lâu dài của đất nước với nhiều chiến thắng chống lại quân xâm lược phong kiến Trung Quốc cả ngàn năm trước và chống thực dân Pháp gần đây. Hệ quả là chúng đã nuôi dưỡng một sự nhận diện về một thành phố linh thiêng (xem Box 2).
Box 2 – Những bài ca chủ đề Hà Nội có đề tài bắn rơi máy bay Mỹ
Phi đội ta xuất kích – Tường Vi, 1965
Bài ca Hà Nội – Vũ Thanh, 1966
Hành khúc ngày và đêm – Phan Huỳnh Điểu, thơ Bùi Công Minh, 1968
Tên lửa ta đánh rất hay – Huy Thục, 1972
Hà Nội những đêm không ngủ – Phạm Tuyên, 1972
Hà Nội trên tầm cao chiến thắng – Tân Huyền, 1972
Hà Nội Điện Biên Phủ – Phạm Tuyên, 1972
Hà Nội niềm tin và hy vọng – Phan Nhân, 1972
Âm nhạc trợ giúp tái kiến thiết đất nước
Bên cạnh chủ đề chiến đấu, trong và sau chiến tranh, Hà Nội cũng là một “mảnh đất thử nghiệm” để triển khai ý thức hệ và mô hình quy hoạch đô thị Xôviết. Trong khi đẩy mạnh chương trình xây dựng của mình tại Hà Nội, chính quyền đã cho phát sóng một số lớn những bài ca mà trong đó các nhân vật trung tâm là các công nhân xây dựng và công nghiệp. Họ cho thấy tham vọng của Hà Nội khi dẫn dắt thành phố theo hướng một trung tâm công nghiệp nặng dưới mô hình đã được ứng dụng ở Liên Xô và Trung Quốc. Mọi người sống trong một hệ thống bao cấp, và hầu hết các ngành nghề trong xã hội đều có riêng mình những bài ca được gọi là “ngành ca” (“job anthem”) (xem Box 3).
Box 3 – Những bài ca về người công nhân Hà Nội
Em là thợ quét vôi – Đỗ Nhuận, 1958: Nữ công nhân xây dựng
Cô thợ nề thủ đô – Lưu Bách Thụ, 1960: Nữ công nhân xây dựng
Cô thợ hàn – Thịnh Trường, 1960s: Nữ công nhân công nghiệp nặng
Những ánh sao đêm – Phan Huỳnh Điểu, 1962: Công nhân xây dựng
Khi thành phố lên đèn – Thái Cơ, 1965: Công nhân chiếu sáng đô thị
Em đứng giữa giảng đường hôm nay – Tân Huyền, 1966: Nữ giảng viên đại học
Hà Nội những công trình – Quốc Trường, 1970: Công nhân xây dựng
Từ một ngã tư đường phố – Phạm Tuyên, 1971: Cảnh sát giao thông
Cô thợ xây còn nhớ – Văn Chung, 1975: Nữ công nhân xây dựng
Trên công trường rộn rã tiếng ca – Ngô Quốc Tính, 1976: cựu chiến binh, cặp đôi công nhân xây dựng
Khúc hát người Hà Nội – Trần Hoàn, 1983: Công nhân công nghiệp nặng và nông dân ngoại thành
Hệ thống các bài hát cung cấp cho người nghe một bức chân dung về một xã hội đô thị nơi ai cũng cố gắng hết sức mình để “xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Lao động nữ được khuyến khích đảm nhiệm những công việc nặng như công nhân xây dựng và thợ hàn. Một trong những công trình biểu tượng nhất lúc bấy giờ là việc xây dựng một cây cầu mới bắc qua sông Hồng trên địa phận Hà Nội vào năm 1984 với sự viện trợ của Liên Xô, sau hơn 80 năm kể từ cây đầu đầu tiên và độc đạo do người Pháp xây. Một cách tự nhiên, nhiều bài ca đã ngưỡng mộ cây cầu mới về tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Liên Xô và Việt Nam. Vào lúc đó, đây là câu cầu 2 tầng dài nhất Việt Nam bắc qua con sông biểu tượng của Hà Nội. Các ca từ đã đưa cây cầu này trở thành một tượng đài trong khung cảnh Hà Nội: “Cho xanh mãi bầu trời xanh Hà Nội. Cầu Thăng Long soi bóng nước sông Hồng” (Trời Hà Nội xanh - Văn Ký, 1984); “Chúng tôi bắc cây cầu thế kỷ, trên dòng sông mênh mang” (Chúng tôi bắc cầu – Hồng Đăng, lyric Hương Trầm, 1984).
[Ngoài ra còn các bài hát như Mùa xuân qua cầu Thăng Long (Hồ Bắc, 1984); Hà Nội của tôi (Thái Cơ, 1984); Hà Nội mến yêu ơi (Trần Nhơn, 1984)].
Thời điểm sáng tác của những bài ca này vào khoảng năm 1984, năm kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954). Nó chứng tỏ một nhu cầu trong đất nước cộng sản nơi những dịp kỷ niệm thường được xem như “một hiện thân của lý tưởng ái quốc và dân tộc chủ nghĩa” (Bodnar, dẫn theo Gibbs, 2008: 118). Những bài ca kỷ niệm là những công cụ hữu hiệu để chính quyền dùng để nhấn mạnh những thành tựu ấn tượng của chủ nghĩa xã hội cần được nhận thấy toàn diện khắp đất nước. Trên thực tế, những cuộc chiến không bao giờ chấm dứt. Sau khi thống nhất, Việt Nam đối diện với một tình trạng vô cùng khó khăn. Hệ thống kinh tế bao cấp thất bại trong việc đảm bảo mức sống đã đề ra cho nhân dân. Nhiều người Việt đã tìm cách vượt biên. Viện trợ từ các đồng minh XHCN như Liên Xô và khối Đông Âu chấm dứt, trong khi hai láng giềng phía Bắc và Tây Nam – Trung Quốc và Campuchia của Khơme Đỏ - gây xung đột diện rộng với Việt Nam (Marr, 1995). Những bài ca đã xưng tụng Hà Nội như một ngọn hải đăng cổ vũ nhân dân xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế và tạo ra “con người mới” cho một viễn cảnh XHCN cũng như giữ vững tư tưởng Mácxit (xem Box 4).
Box 4 – Hà Nội mùa thu – Vũ Thanh, 1981
“Em nghe chăng, trong lắng sâu nơi hồng trái tim mình
Hà Nội mùa thu, ôi xao xuyến trong lòng ta
...Thu đi dài năm tháng
Vinh quang và duyên dáng
Cho ta khuôn mặt sáng ngời
Dáng vóc của Thủ đô
Ôi sao yêu quý, Hà Nội ơi!
Em bên anh, ta bước đi nghe lòng nghĩ suy gì
Hà Nội, tim ta đó
Dặm dài trong gian khó
Vẫn ngát xanh, xanh mùa thu.”
Những bài hát đóng một vai trò trong việc đóng góp kiến thức giúp người nghe chia sẻ một cảm hứng tập thể về một ngày mai tươi sáng hơn. Điều này phù hợp với nhận định của McQuail rằng “cho phép chúng ta làm nên ý nghĩa cho những trải nghiệm của mình trong thế giới xã hội… Thông tin, hình ảnh và ý tưởng được truyền thông làm cho thích dụng có thể là nguồn nhận thức chính đối với hầu hết mọi người về thời quá khứ được sẻ chia (tức lịch sử) và cả chỗ đứng trong xã hội hiện tại.” (McQuail, 2005: 81). Theo McQuail, kiến thức này là “một kho lưu trữ ký ức và là một bản đồ những nơi chúng ta ở và chúng ta là ai (nhận diện) và cũng cung cấp chất liệu cho việc định hướng tương lai.” (McQuail, 2005: 81). Trong trường hợp của mình, Hà Nội cung cấp một bộ sưu tập khổng lồ cả ngàn bài ca khiến cư dân thành phố ý thức về nơi họ sống cũng như giúp các nhà nghiên cứu muốn phân tích những bài hát này như những diễn ngôn độc đáo về niềm tự hào về thành phố hoặc xa hơn thế, là lòng ái quốc. Được xem như một phương tiện đặc biệt, những bài ca Hà Nội thể hiện cách cả truyền thông nhà nước lẫn truyền thông xã hội kiến tạo và thay đổi nhận diện của chủ đề chúng viết về. Sự tiếp cận trong phần tiếp theo trong nghiên cứu của tôi sẽ xem xét chất liệu của biểu tượng trong ca từ như một loại tiếu tượng học về Hà Nội.
CHẤT LIỆU CỦA CÁC BIỂU TƯỢNG DIỄN HÌNH VỀ HÀ NỘI
Ngay từ rất sớm, các nhà lãnh đạo cách mạng đã khuyến khích đặt lời mới cho những giai điệu của các bài dân ca nổi tiếng để lôi cuốn sự chú ý của quần chúng, như các bài ca binh vận hay cổ động chính sách. Như đã thảo luận ở phần đầu, đài tiếng nói nhà nước cũng chuộng những bài hát có ca từ tạo nên hiệu ứng nơi thính giả. Những lời ca được khai thác thuộc về loại “truyền thông sử dụng những biểu tượng, dù là văn nói, văn viết hay hình ảnh. Ngữ nghĩa của những biểu tượng này khác biệt với từng cá nhân và với từng nền văn hóa theo các mức độ.” (Riffe và nhiều tác giả, 2005: 28). Một mục tiêu quan trọng của phân tích nội dung mà Riffe nêu lên là tạo nên các nội hàm về ngữ nghĩa của việc nội suy từ truyền thông, bối cảnh của nó trong việc sản sinh ra lẫn tiêu thụ.
Những biểu tượng lãng mạn
Bài hát của Đoàn Chuẩn và Từ Linh ở Box 1 cũng bị coi là một trong bài hát “trái chiều”, mặc dù mang một nội dung tuyên truyền thời sự. Nó thuộc về một số những bài ca cùng loại từng bị dùng để dán nhãn và hạn chế dòng nhạc này cho đến cuối thập niên 1980 khi chính quyền bắt đầu chương trình đổi mới, cho phép mọi người được đón nhận chúng trở lại. Như đã trình bày trong trích đoạn lời, tác giả đã dùng những từ như “màu son,” “đôi môi,” “khăn san” (“châle,” từ tiếng Pháp trong nguyên bản), “lả lơi,” và “nàng tiên,” những từ bị xem như tàn dư của chế độ cũ cũng như của tiểu tư sản. Tuy vậy, khi những bài hát lãng mạn này được phép hát lại, chúng trở thành những biểu tượng của người phụ nữ Hà Nội lý tưởng, song song với “áo dài”, một loại trang phục được xem như truyền thống của phụ nữ Việt Nam mặc dù mới chỉ được tạo ra gần đây từ đầu những năm 1930 dưới thời thuộc Pháp.
Công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đã mở ra một cánh cửa dẫn dắt các nhạc sĩ viết những bài ca về Hà Nội trong đề tài đời sống đô thị hòa bình thay vì chủ đề đấu tranh đã lạc thời. Chúng cũng thường xuyên được phát sóng và được đón nhận rộng rãi. Một số thậm chí còn trở thành bài hát ăn khách (hit) và còn lọt vào Top Ten Làn Sóng Xanh, bảng xếp hạng âm nhạc đầu tiên của Việt Nam được thiết lập năm 1997 của Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM. Năm 2010, để kỷ niệm sự kiện 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, chính quyền đã sản xuất một bộ 2 đĩa DVD gồm 32 bài hát chủ đề Hà Nội. Trong khi đĩa thứ nhất gồm những bài ca chủ yếu trong thời chiến tranh trong đó có một số bài đã kể tới ở phần đầu, đĩa thứ hai gồm những bài hát gần đây hơn. Danh sách này có thể xem như một “Billboard bài ca Hà Nội” chính thức của truyền thông nhà nước. Bằng việc lọc ra 16 bài hát chủ đề Hà Nội mới nhất từ hai bảng xếp hạng trên, tôi sẽ chọn ra một loạt những từ khóa mà hệ thống ca từ đóng góp vào việc xây dựng nên một nhận diện của Hà Nội như bảng bên dưới (xem Box 5). Những từ được chọn đóng vai trò của năng biểu vốn xây dựng nên ngữ nghĩa thông qua một quy chế có tính cấu trúc, hay là các mã hiệu (Berger, 1991: 8). Khi tiếp nhận những từ ngữ có vẻ ngoài tầm thường này, người nghe sẽ hình dung về không gian Hà Nội của họ theo một cách khác biệt, như thuộc về một cộng đồng tưởng tượng, khái niệm nổi tiếng được tạo ra bởi Benedict Anderson (1983).
Box 5: Những từ ngữ và cụm nghĩa được biểu tượng hóa trong ca từ các bài ca Hà Nội
Thời tiết tuyệt vời Mùa thu với lá vàng, heo may lành lạnh, nắng nhẹ nhàng
Mùa xuân/Ngày Tết với mưa phùn ấn tượng
Mùa đông lạnh giá nhưng độc đáo
Các cô gái đẹp Trang phục đẹp/ áo dài/ khăn/ son phấn/ tóc xõa vai mềm
Giá trị đạo đức Thanh lịch/ lịch sự/ nhã nhặn/ tinh tế/ có giáo dục/ đại học/ vinh quang và duyên dáng/ linh thiêng/ hùng thiêng/ phong tục và truyền thống văn hiến/ hoài nhớ/ ký ức/ kỷ niệm/ tuổi thơ
Đời sống đô thị Đông vui/ rộn rã sắc màu/ cười vui/ bình yên/ hòa bình/ dễ gần/ mộc mạc/ hát ca/ nên thơ
Phong cảnh ngoạn mục Di sản/ Thành cũ/ Phố cổ/ Nhà xưa/ Nhà mới xây (kiến trúc hiện đại)/ Cây cầu/ Tàu điện/ sông Hồng/ Hồ Hoàn Kiếm/ Hồ Gươm/ Hồ Tây/ công viên vừa mới xây/ đường rợp bóng cây xanh/ hoa nở/ hoa đào khoe sắc/ hương hoa sữa/ hương ngọc lan/ sấu rụng ngoài ngõ vắng
Món ăn và thức uống ngon Trà nóng/ món ăn đường phố (cốm)/ cà phê
Danh sách các bài ca (theo ABC): 1. Chị tôi; 2. Có phải em… mùa thu Hà Nội; 3. Cửa ô nhịp phố; 4. Em ơi Hà Nội phố; 5. Hà Nội của tôi; 6. Hà Nội đêm trở gió; 7. Hà Nội linh thiêng hào hoa; 8. Hà Nội mùa vắng những cơn mưa; 9. Hà Nội tình yêu tôi; 10. Hương ngọc lan; 11. Mãi vẫn là tuổi thơ tôi Hà Nội; 12. Một thoáng Hồ Tây; 13. Ngẫu hứng sông Hồng; 14. Nhớ mùa thu Hà Nội; 15. Nhớ về Hà Nội; 16. Truyền thuyết Hồ Gươm.
Người nghe có thể thấy rằng hầu hết các chủ đề trong box trên cũng giống với một Hà Nội trước năm 1954 với những tính từ tốt đẹp. Những gì rút ra được có thể giải thích bằng nghiên cứu của Benedict Anderson khi ông chứng minh rằng “các cuộc cách mạng thành công cũng thừa kế những dường dây của triều đại cũ” (2006: 160). Hệ thống những biểu tượng này đã xây dựng nên những đặc trưng hay kiểu cách của Hà Nội, rồi ăn sâu vào tâm trí tập thể. Theo Fairclough (2003: 159), những kiểu cách là “khía cạnh diễn ngôn của cách thức thể hiện hay là những căn tính”. Mặc dù sự nghịch lý của việc mến chuộng một Hà Nội thuộc địa, nhà chức trách cũng hài lòng với định nghĩa mang tính tân cổ điển và bảo thủ này về nhận diện của thủ đô của họ. Đồng thời, truyền thông đại chúng ở Việt Nam cũng đang kiếm tìm một chân dung hài hòa của Hà Nội, thậm chí là phục cổ, thay vì hiện thực bề bộn và bụi bặm.
Sự thay đổi của công chúng mục tiêu
Liên quan tới phê bình phân tích diễn ngôn, cả hai cách tiếp cận được biết nhiều nhất của van Dijk (“nhận thức-xã hội”, 1988) và Fairclough (liên hệ giữa văn bản tới thể loại, diễn ngôn và các tiếng nói xã hội bên ngoài, 1995) đều tính đến đối tượng tiếp nhận. Những ai là đối tượng tiếp nhận chính của những bài ca phổ thông? McQuail (2005) đã giải thích rằng từ khi có sự trỗi dậy của nền công nghiệp lấy giới trẻ làm nền tảng vào thập niên 1960, âm nhạc phổ thông được sử dụng đại chúng được kết nối với các lý tưởng của tuổi trẻ và bận tâm chính trị. Chúng từng đóng vai trò quan trọng trong những phong trào độc lập dân tộc chủ nghĩa gần đây như ở Ireland hay Estonia năm 1991 dẫn tới độc lập khỏi Liên Xô. Ông nhấn mạnh thế hệ trẻ là công chúng chính, đặc biệt trong thời đại Internet.
Thập niên thứ hai của thế kỷ 21 chứng kiến một sự xuống dốc đáng kể của cả việc sáng tác lẫn phát sóng các bài ca chủ đề Hà Nội. Vấn đề chính nằm ở độ tuổi của người tiếp nhận. Những người già từng sống trong thời thuộc địa nay đã quá già nếu như còn sống. Những người trung niên đã từng là công chúng trực tiếp của những bài ca này nay không phải là nhóm khán giả mục tiêu của âm nhạc thời trang. Trong khi đó, những người tiêu thụ chính của âm nhạc phổ thông đương thời là những người dưới 25 tuổi. Họ quá trẻ để chia sẻ ký ức của diễn ngôn kinh điển về Hà Nội với những người già.
Thuộc về thế hệ toàn cầu hóa và bùng nổ Internet, họ có những cách thức khác để nghe nhạc. Các show truyền hình đã cướp mất công chúng của các chương trình âm nhạc tuyên truyền của đài phát thanh. Những bài ca chủ đề Hà Nội của quá khứ không còn nằm trong số những chương trình yêu thích của ngành phát thanh truyền hình Việt Nam. Hiện tượng này có thể xem như một sự giải trung tâm của không gian công cộng. Trên thực tế, các bài ca tuyên truyền vẫn còn được sáng tác nhưng có lẽ đã đánh mất ảnh hưởng của chúng đối với cộng đồng như trước. Trong khi đó, những bài hát dòng indie/underground của giới trẻ lại phát triển. Đời sống đô thị Hà Nội được khắc họa qua câu chuyện của một cậu bé bán những tờ báo lá cải đăng tin giật gân (Thật bất ngờ, Mew Amazing, 2015), hay cái tôi không tự xác định được của một cậu trai khi người yêu rời xa (Em của ngày hôm qua, Sơn Tùng M-TP, 2014). Chúng đã sáng tạo và thiết lập một hình tượng Hà Nội mới và những diễn ngôn mới của thành phố này.
KẾT LUẬN
Có một quá khứ cả nghìn năm, không nghi ngờ rằng Hà Nội chứa đựng một diễn ngôn nhiều tầng lớp đổi thay theo thời gian. Kể từ rất sớm, nguồn ca từ của những bài hát đã trở thành một trong những cách tiếp cận hữu hiệu nhất mà các nhà chức trách sử dụng để tuyên truyền hóa diễn ngôn này sâu rộng trong tâm thức đại chúng. Cho dù mục đích ban đầu của những bài hát chủ đề Hà Nội là để tuyên truyền cổ động, những bài ca đã chạm vào cảm xúc của nhiều thế hệ nhờ một hệ thống trang nhã các ký hiệu và biểu tượng trong ca từ của chúng. Những ca từ này thừa hưởng một truyền thống yêu thơ ca của người Việt và của việc sinh ra những bài hát phổ thông Việt Nam theo hướng phương Tây được gọi là nhạc cải cách hay tân nhạc từ những năm 1930 ở Hà Nội.
Hơn thế nữa, khi những bài “địa phương ca” vốn rất phổ biến trên truyền thông đại chúng Việt Nam nhiều thập niên, phân tích diễn ngôn nên lưu ý đến phạm vi lớn hơn của những bài ca yêu nước vốn dùng để nhận diện quốc gia-nhà nước mà Eric Hobsbawn (1983) đã gọi là “sự chế tạo truyền thống” hay “sản phẩm đại chúng của truyền thống”: tái kiến thiết những biểu tượng quốc gia và diễn hình những truyền thống dân tộc, chẳng hạn như những bài quốc ca. Nhìn bề ngoài, những bài ca chủ đề Hà Nội đã trở thành một phần của văn hóa pop. Ngay cả những lời ca tuyên truyền cũ kỹ cũng có thể trở thành chất liệu cho các hoạt động sáng tạo và giải trí. Nhiều nghệ sĩ giải trí thuần túy – các thần tượng pop tuổi teen, các nhóm hát rap hư vô chủ nghĩa hay các ca sĩ nhạc rock – có lẽ sẽ quan tâm đến việc hát những bài ngợi ca này trên TV hay đài phát thanh nếu như chúng đem lại lợi nhuận cho họ. Dẫu sao thì họ cũng là những người đóng góp lớn cho việc tạo ra và tái tạo một định nghĩa mới cho Hà Nội.
© Nguyễn Trương Quý
Hà Nội mùa thu, ôi xao xuyến trong lòng ta
...Thu đi dài năm tháng
Vinh quang và duyên dáng
Cho ta khuôn mặt sáng ngời
Dáng vóc của Thủ đô
Ôi sao yêu quý, Hà Nội ơi!
Em bên anh, ta bước đi nghe lòng nghĩ suy gì
Hà Nội, tim ta đó
Dặm dài trong gian khó
Vẫn ngát xanh, xanh mùa thu.”
Những bài hát đóng một vai trò trong việc đóng góp kiến thức giúp người nghe chia sẻ một cảm hứng tập thể về một ngày mai tươi sáng hơn. Điều này phù hợp với nhận định của McQuail rằng “cho phép chúng ta làm nên ý nghĩa cho những trải nghiệm của mình trong thế giới xã hội… Thông tin, hình ảnh và ý tưởng được truyền thông làm cho thích dụng có thể là nguồn nhận thức chính đối với hầu hết mọi người về thời quá khứ được sẻ chia (tức lịch sử) và cả chỗ đứng trong xã hội hiện tại.” (McQuail, 2005: 81). Theo McQuail, kiến thức này là “một kho lưu trữ ký ức và là một bản đồ những nơi chúng ta ở và chúng ta là ai (nhận diện) và cũng cung cấp chất liệu cho việc định hướng tương lai.” (McQuail, 2005: 81). Trong trường hợp của mình, Hà Nội cung cấp một bộ sưu tập khổng lồ cả ngàn bài ca khiến cư dân thành phố ý thức về nơi họ sống cũng như giúp các nhà nghiên cứu muốn phân tích những bài hát này như những diễn ngôn độc đáo về niềm tự hào về thành phố hoặc xa hơn thế, là lòng ái quốc. Được xem như một phương tiện đặc biệt, những bài ca Hà Nội thể hiện cách cả truyền thông nhà nước lẫn truyền thông xã hội kiến tạo và thay đổi nhận diện của chủ đề chúng viết về. Sự tiếp cận trong phần tiếp theo trong nghiên cứu của tôi sẽ xem xét chất liệu của biểu tượng trong ca từ như một loại tiếu tượng học về Hà Nội.
CHẤT LIỆU CỦA CÁC BIỂU TƯỢNG DIỄN HÌNH VỀ HÀ NỘI
Ngay từ rất sớm, các nhà lãnh đạo cách mạng đã khuyến khích đặt lời mới cho những giai điệu của các bài dân ca nổi tiếng để lôi cuốn sự chú ý của quần chúng, như các bài ca binh vận hay cổ động chính sách. Như đã thảo luận ở phần đầu, đài tiếng nói nhà nước cũng chuộng những bài hát có ca từ tạo nên hiệu ứng nơi thính giả. Những lời ca được khai thác thuộc về loại “truyền thông sử dụng những biểu tượng, dù là văn nói, văn viết hay hình ảnh. Ngữ nghĩa của những biểu tượng này khác biệt với từng cá nhân và với từng nền văn hóa theo các mức độ.” (Riffe và nhiều tác giả, 2005: 28). Một mục tiêu quan trọng của phân tích nội dung mà Riffe nêu lên là tạo nên các nội hàm về ngữ nghĩa của việc nội suy từ truyền thông, bối cảnh của nó trong việc sản sinh ra lẫn tiêu thụ.
Những biểu tượng lãng mạn
Bài hát của Đoàn Chuẩn và Từ Linh ở Box 1 cũng bị coi là một trong bài hát “trái chiều”, mặc dù mang một nội dung tuyên truyền thời sự. Nó thuộc về một số những bài ca cùng loại từng bị dùng để dán nhãn và hạn chế dòng nhạc này cho đến cuối thập niên 1980 khi chính quyền bắt đầu chương trình đổi mới, cho phép mọi người được đón nhận chúng trở lại. Như đã trình bày trong trích đoạn lời, tác giả đã dùng những từ như “màu son,” “đôi môi,” “khăn san” (“châle,” từ tiếng Pháp trong nguyên bản), “lả lơi,” và “nàng tiên,” những từ bị xem như tàn dư của chế độ cũ cũng như của tiểu tư sản. Tuy vậy, khi những bài hát lãng mạn này được phép hát lại, chúng trở thành những biểu tượng của người phụ nữ Hà Nội lý tưởng, song song với “áo dài”, một loại trang phục được xem như truyền thống của phụ nữ Việt Nam mặc dù mới chỉ được tạo ra gần đây từ đầu những năm 1930 dưới thời thuộc Pháp.
Công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đã mở ra một cánh cửa dẫn dắt các nhạc sĩ viết những bài ca về Hà Nội trong đề tài đời sống đô thị hòa bình thay vì chủ đề đấu tranh đã lạc thời. Chúng cũng thường xuyên được phát sóng và được đón nhận rộng rãi. Một số thậm chí còn trở thành bài hát ăn khách (hit) và còn lọt vào Top Ten Làn Sóng Xanh, bảng xếp hạng âm nhạc đầu tiên của Việt Nam được thiết lập năm 1997 của Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM. Năm 2010, để kỷ niệm sự kiện 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, chính quyền đã sản xuất một bộ 2 đĩa DVD gồm 32 bài hát chủ đề Hà Nội. Trong khi đĩa thứ nhất gồm những bài ca chủ yếu trong thời chiến tranh trong đó có một số bài đã kể tới ở phần đầu, đĩa thứ hai gồm những bài hát gần đây hơn. Danh sách này có thể xem như một “Billboard bài ca Hà Nội” chính thức của truyền thông nhà nước. Bằng việc lọc ra 16 bài hát chủ đề Hà Nội mới nhất từ hai bảng xếp hạng trên, tôi sẽ chọn ra một loạt những từ khóa mà hệ thống ca từ đóng góp vào việc xây dựng nên một nhận diện của Hà Nội như bảng bên dưới (xem Box 5). Những từ được chọn đóng vai trò của năng biểu vốn xây dựng nên ngữ nghĩa thông qua một quy chế có tính cấu trúc, hay là các mã hiệu (Berger, 1991: 8). Khi tiếp nhận những từ ngữ có vẻ ngoài tầm thường này, người nghe sẽ hình dung về không gian Hà Nội của họ theo một cách khác biệt, như thuộc về một cộng đồng tưởng tượng, khái niệm nổi tiếng được tạo ra bởi Benedict Anderson (1983).
Box 5: Những từ ngữ và cụm nghĩa được biểu tượng hóa trong ca từ các bài ca Hà Nội
Thời tiết tuyệt vời Mùa thu với lá vàng, heo may lành lạnh, nắng nhẹ nhàng
Mùa xuân/Ngày Tết với mưa phùn ấn tượng
Mùa đông lạnh giá nhưng độc đáo
Các cô gái đẹp Trang phục đẹp/ áo dài/ khăn/ son phấn/ tóc xõa vai mềm
Giá trị đạo đức Thanh lịch/ lịch sự/ nhã nhặn/ tinh tế/ có giáo dục/ đại học/ vinh quang và duyên dáng/ linh thiêng/ hùng thiêng/ phong tục và truyền thống văn hiến/ hoài nhớ/ ký ức/ kỷ niệm/ tuổi thơ
Đời sống đô thị Đông vui/ rộn rã sắc màu/ cười vui/ bình yên/ hòa bình/ dễ gần/ mộc mạc/ hát ca/ nên thơ
Phong cảnh ngoạn mục Di sản/ Thành cũ/ Phố cổ/ Nhà xưa/ Nhà mới xây (kiến trúc hiện đại)/ Cây cầu/ Tàu điện/ sông Hồng/ Hồ Hoàn Kiếm/ Hồ Gươm/ Hồ Tây/ công viên vừa mới xây/ đường rợp bóng cây xanh/ hoa nở/ hoa đào khoe sắc/ hương hoa sữa/ hương ngọc lan/ sấu rụng ngoài ngõ vắng
Món ăn và thức uống ngon Trà nóng/ món ăn đường phố (cốm)/ cà phê
Danh sách các bài ca (theo ABC): 1. Chị tôi; 2. Có phải em… mùa thu Hà Nội; 3. Cửa ô nhịp phố; 4. Em ơi Hà Nội phố; 5. Hà Nội của tôi; 6. Hà Nội đêm trở gió; 7. Hà Nội linh thiêng hào hoa; 8. Hà Nội mùa vắng những cơn mưa; 9. Hà Nội tình yêu tôi; 10. Hương ngọc lan; 11. Mãi vẫn là tuổi thơ tôi Hà Nội; 12. Một thoáng Hồ Tây; 13. Ngẫu hứng sông Hồng; 14. Nhớ mùa thu Hà Nội; 15. Nhớ về Hà Nội; 16. Truyền thuyết Hồ Gươm.
Người nghe có thể thấy rằng hầu hết các chủ đề trong box trên cũng giống với một Hà Nội trước năm 1954 với những tính từ tốt đẹp. Những gì rút ra được có thể giải thích bằng nghiên cứu của Benedict Anderson khi ông chứng minh rằng “các cuộc cách mạng thành công cũng thừa kế những dường dây của triều đại cũ” (2006: 160). Hệ thống những biểu tượng này đã xây dựng nên những đặc trưng hay kiểu cách của Hà Nội, rồi ăn sâu vào tâm trí tập thể. Theo Fairclough (2003: 159), những kiểu cách là “khía cạnh diễn ngôn của cách thức thể hiện hay là những căn tính”. Mặc dù sự nghịch lý của việc mến chuộng một Hà Nội thuộc địa, nhà chức trách cũng hài lòng với định nghĩa mang tính tân cổ điển và bảo thủ này về nhận diện của thủ đô của họ. Đồng thời, truyền thông đại chúng ở Việt Nam cũng đang kiếm tìm một chân dung hài hòa của Hà Nội, thậm chí là phục cổ, thay vì hiện thực bề bộn và bụi bặm.
Sự thay đổi của công chúng mục tiêu
Liên quan tới phê bình phân tích diễn ngôn, cả hai cách tiếp cận được biết nhiều nhất của van Dijk (“nhận thức-xã hội”, 1988) và Fairclough (liên hệ giữa văn bản tới thể loại, diễn ngôn và các tiếng nói xã hội bên ngoài, 1995) đều tính đến đối tượng tiếp nhận. Những ai là đối tượng tiếp nhận chính của những bài ca phổ thông? McQuail (2005) đã giải thích rằng từ khi có sự trỗi dậy của nền công nghiệp lấy giới trẻ làm nền tảng vào thập niên 1960, âm nhạc phổ thông được sử dụng đại chúng được kết nối với các lý tưởng của tuổi trẻ và bận tâm chính trị. Chúng từng đóng vai trò quan trọng trong những phong trào độc lập dân tộc chủ nghĩa gần đây như ở Ireland hay Estonia năm 1991 dẫn tới độc lập khỏi Liên Xô. Ông nhấn mạnh thế hệ trẻ là công chúng chính, đặc biệt trong thời đại Internet.
Thập niên thứ hai của thế kỷ 21 chứng kiến một sự xuống dốc đáng kể của cả việc sáng tác lẫn phát sóng các bài ca chủ đề Hà Nội. Vấn đề chính nằm ở độ tuổi của người tiếp nhận. Những người già từng sống trong thời thuộc địa nay đã quá già nếu như còn sống. Những người trung niên đã từng là công chúng trực tiếp của những bài ca này nay không phải là nhóm khán giả mục tiêu của âm nhạc thời trang. Trong khi đó, những người tiêu thụ chính của âm nhạc phổ thông đương thời là những người dưới 25 tuổi. Họ quá trẻ để chia sẻ ký ức của diễn ngôn kinh điển về Hà Nội với những người già.
Thuộc về thế hệ toàn cầu hóa và bùng nổ Internet, họ có những cách thức khác để nghe nhạc. Các show truyền hình đã cướp mất công chúng của các chương trình âm nhạc tuyên truyền của đài phát thanh. Những bài ca chủ đề Hà Nội của quá khứ không còn nằm trong số những chương trình yêu thích của ngành phát thanh truyền hình Việt Nam. Hiện tượng này có thể xem như một sự giải trung tâm của không gian công cộng. Trên thực tế, các bài ca tuyên truyền vẫn còn được sáng tác nhưng có lẽ đã đánh mất ảnh hưởng của chúng đối với cộng đồng như trước. Trong khi đó, những bài hát dòng indie/underground của giới trẻ lại phát triển. Đời sống đô thị Hà Nội được khắc họa qua câu chuyện của một cậu bé bán những tờ báo lá cải đăng tin giật gân (Thật bất ngờ, Mew Amazing, 2015), hay cái tôi không tự xác định được của một cậu trai khi người yêu rời xa (Em của ngày hôm qua, Sơn Tùng M-TP, 2014). Chúng đã sáng tạo và thiết lập một hình tượng Hà Nội mới và những diễn ngôn mới của thành phố này.
KẾT LUẬN
Có một quá khứ cả nghìn năm, không nghi ngờ rằng Hà Nội chứa đựng một diễn ngôn nhiều tầng lớp đổi thay theo thời gian. Kể từ rất sớm, nguồn ca từ của những bài hát đã trở thành một trong những cách tiếp cận hữu hiệu nhất mà các nhà chức trách sử dụng để tuyên truyền hóa diễn ngôn này sâu rộng trong tâm thức đại chúng. Cho dù mục đích ban đầu của những bài hát chủ đề Hà Nội là để tuyên truyền cổ động, những bài ca đã chạm vào cảm xúc của nhiều thế hệ nhờ một hệ thống trang nhã các ký hiệu và biểu tượng trong ca từ của chúng. Những ca từ này thừa hưởng một truyền thống yêu thơ ca của người Việt và của việc sinh ra những bài hát phổ thông Việt Nam theo hướng phương Tây được gọi là nhạc cải cách hay tân nhạc từ những năm 1930 ở Hà Nội.
Hơn thế nữa, khi những bài “địa phương ca” vốn rất phổ biến trên truyền thông đại chúng Việt Nam nhiều thập niên, phân tích diễn ngôn nên lưu ý đến phạm vi lớn hơn của những bài ca yêu nước vốn dùng để nhận diện quốc gia-nhà nước mà Eric Hobsbawn (1983) đã gọi là “sự chế tạo truyền thống” hay “sản phẩm đại chúng của truyền thống”: tái kiến thiết những biểu tượng quốc gia và diễn hình những truyền thống dân tộc, chẳng hạn như những bài quốc ca. Nhìn bề ngoài, những bài ca chủ đề Hà Nội đã trở thành một phần của văn hóa pop. Ngay cả những lời ca tuyên truyền cũ kỹ cũng có thể trở thành chất liệu cho các hoạt động sáng tạo và giải trí. Nhiều nghệ sĩ giải trí thuần túy – các thần tượng pop tuổi teen, các nhóm hát rap hư vô chủ nghĩa hay các ca sĩ nhạc rock – có lẽ sẽ quan tâm đến việc hát những bài ngợi ca này trên TV hay đài phát thanh nếu như chúng đem lại lợi nhuận cho họ. Dẫu sao thì họ cũng là những người đóng góp lớn cho việc tạo ra và tái tạo một định nghĩa mới cho Hà Nội.
© Nguyễn Trương Quý
Tài liệu tham khảo
Anderson, Benedict (1991). Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism. New York: Verso.
Berger, Arthur A. (1991). Media Analysis Techniques. London: Sage.
Dân Huyền (2010), Âm vang những bài ca Hà Nội. The Voice of Vietnam online (http://vov.vn/van-hoa/am-nhac/am-va...).
van Dijk, Teun A. (1988). News Analysis: Case Studies of International and National News in the Press. NJ: LEA.
(2001). “Critical Discourse Analysis,” The Handbook of Discourse Analysis, p. 352-371. Schiffrin, Deborah, Deborah Tannen, and Heidi E. Hamilton, eds. Oxford: Blackwell.
Gibbs, Jason (2008). “Nhạc vàng hóa vàng,” Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long. Nguyễn Trương Quý trans. Hanoi: Tri Thức Publishing House: 82. English original version: Yellow Music Turning Golden, Conference of the Popular Culture Association, San Diego, California, March 2005.
(2008). “Bài ca không quên,” Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long. English original version: An Unforgotten Song: Representations of the American War in Vietnamese Song after 1975, Conference Thirty Years After: Literature and Film of the Vietnam War, University of Hawaii, 9th November, 2005.
Hosbawn, Eric (1983). “Mass-producing traditions: Europe, 1870-1914”, The Invention of Tradition. Hobsbawm, Eric and Terence Ranger, eds. Cambridge: Cambridge University Press: 263-308.
Fairclough, Norman (1995). Media Discourse. London: Arnold.
(2003). Analysing Discourse: Textual Analysis for Social Research. London: Routledge.
Krippendorff, K (1980). Content Analysis. London: Sage.
P.T.T.T (2011), 1997 - Một năm “lịch sử” của nhạc Việt [1997 - A “historical” year of Vietnamese music]. Thể thao & Văn hóa (online version: http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/1997-mot-nam-lich-su-cua-nhac-viet-n20110726152238170.htm), repost in the Lan Song Xanh official website (http://www.lansongxanh.vn/NewDetail.aspx?idNew=318).
Marr, David G. (1995). Vietnam 1945: The Quest for Power. Berkeley: University of California Press.
McQuail, Dennis (1992). Media Performance. London: Sage.
(2005). McQuail’s Mass Communication Theory. Firth Edition. London: Sage.
Riffe, D, Lacy, S & Fico, FG (2005). Analyzing Media Messages: Using Quantitative Content Analysis in Research. Second Edition. NJ: LEA.
Rosengren, Karl Erik (2006). Communication as an Introduction. London: Sage.
* Những bài hát chủ đề Hà Nội cũ được phát trên VOV có thể nghe tại:
http://baicadicungnamthang.net/bai-hat?letter=H&page=2
Top Ten Làn Sóng Xanh 1997-1998: https://chiasenhac.tk/http/search.chiasenhac.com/search.php?mode=album&s=L%C3%A0n+S%C3%B3ng+Xanh+Vol.1
DVD Hanoi songs – Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLLKl6x1q9rG4LWIHZtS0w_HTW6IKCWK_4
http://diendan.vietgiaitri.com/chu-de/bai-ca-ha-noi-1464092.vgt
Anderson, Benedict (1991). Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism. New York: Verso.
Berger, Arthur A. (1991). Media Analysis Techniques. London: Sage.
Dân Huyền (2010), Âm vang những bài ca Hà Nội. The Voice of Vietnam online (http://vov.vn/van-hoa/am-nhac/am-va...).
van Dijk, Teun A. (1988). News Analysis: Case Studies of International and National News in the Press. NJ: LEA.
(2001). “Critical Discourse Analysis,” The Handbook of Discourse Analysis, p. 352-371. Schiffrin, Deborah, Deborah Tannen, and Heidi E. Hamilton, eds. Oxford: Blackwell.
Gibbs, Jason (2008). “Nhạc vàng hóa vàng,” Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long. Nguyễn Trương Quý trans. Hanoi: Tri Thức Publishing House: 82. English original version: Yellow Music Turning Golden, Conference of the Popular Culture Association, San Diego, California, March 2005.
(2008). “Bài ca không quên,” Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long. English original version: An Unforgotten Song: Representations of the American War in Vietnamese Song after 1975, Conference Thirty Years After: Literature and Film of the Vietnam War, University of Hawaii, 9th November, 2005.
Hosbawn, Eric (1983). “Mass-producing traditions: Europe, 1870-1914”, The Invention of Tradition. Hobsbawm, Eric and Terence Ranger, eds. Cambridge: Cambridge University Press: 263-308.
Fairclough, Norman (1995). Media Discourse. London: Arnold.
(2003). Analysing Discourse: Textual Analysis for Social Research. London: Routledge.
Krippendorff, K (1980). Content Analysis. London: Sage.
P.T.T.T (2011), 1997 - Một năm “lịch sử” của nhạc Việt [1997 - A “historical” year of Vietnamese music]. Thể thao & Văn hóa (online version: http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/1997-mot-nam-lich-su-cua-nhac-viet-n20110726152238170.htm), repost in the Lan Song Xanh official website (http://www.lansongxanh.vn/NewDetail.aspx?idNew=318).
Marr, David G. (1995). Vietnam 1945: The Quest for Power. Berkeley: University of California Press.
McQuail, Dennis (1992). Media Performance. London: Sage.
Riffe, D, Lacy, S & Fico, FG (2005). Analyzing Media Messages: Using Quantitative Content Analysis in Research. Second Edition. NJ: LEA.
Rosengren, Karl Erik (2006). Communication as an Introduction. London: Sage.
* Những bài hát chủ đề Hà Nội cũ được phát trên VOV có thể nghe tại:
http://baicadicungnamthang.net/bai-hat?letter=H&page=2
Top Ten Làn Sóng Xanh 1997-1998: https://chiasenhac.tk/http/search.chiasenhac.com/search.php?mode=album&s=L%C3%A0n+S%C3%B3ng+Xanh+Vol.1
DVD Hanoi songs – Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLLKl6x1q9rG4LWIHZtS0w_HTW6IKCWK_4
http://diendan.vietgiaitri.com/chu-de/bai-ca-ha-noi-1464092.vgt
Nhận xét