Thoát ly hay chửi đời: Phim ảnh làm gì khi kinh tế khó khăn

Thế giới chạy nhanh hơn khả năng hình dung của ta. Nước Mỹ đã có tổng thống da đen, có thể có tổng thống nữ, và hôm qua (17/5) đã có bộ trưởng lục quân (tương đương Thứ trưởng BQP) là người đồng tính open. Với những người bảo thủ, có lẽ thời nay là thời khủng hoảng đạo đức. Trong số những thành phần nhiều nỗi lòng, có lẽ dễ thấy nhất là những công việc bị thất sủng như báo chí. Các nhà báo, đặc biệt ở các vị trí cao, sau khi rời nhiệm sở, thường khó khăn khi phải đối diện với một thực tế khi thông tin mạng áp đảo báo chí cổ điển, thời họ có thể là quyền lực thứ tư. Vì thế, họ thường cố gắng tái lập vị thế ở một giao diện mới.

Tình cờ đọc lại bài viết trên Guardian từ năm 2011 của Paul Harris, tuy không còn mới về các chi tiết nhưng các nhận xét và phân tích vẫn thuyết phục, nhất là trong lúc này ở VN. Lược dịch để theo dõi.

***

Một số chương trình truyền hình và phim ảnh tái hiện lại thập niên 1960, còn một số tác phẩm khác phản ánh sự lo âu, khi nghệ sĩ lựa chọn giữa cách thoát ly và đối diện thực tại ảm đạm. 

Chẳng hạn bộ phim Take Shelter [Tìm nơi trú ẩn] của Jeff Nichols, nhân vật trung tâm là một người tầng lớp lao động Trung Tây cố gắng cáng đáng gia đình, công việc và lương tri ở miền quê Ohio, đang ngày càng bị những cơn mơ về tận thế quấy rầy và dường như chúng đang xâm nhập vào thế giới thực. Khán giả theo dõi cuộc đời của anh ta và thế giới bị tan rã trong bộ phim, cũng đắm chìm giữa khung cảnh siêu nhiên và các vấn đề hàng ngày của nước Mỹ như mất việc và không có khả năng chi trả dịch vụ y tế cho gia đình. Bộ phim gây xúc động vì sự không chắc chắn và dự cảm cho sự cáo chung của lối sống Mỹ. Các nhà phê bình khen ngợi nó như một siêu phẩm về sự đại suy thoái và khủng hoảng kinh tế. 

Không chỉ riêng bộ phim này gợi nên sự tác động của suy thoái trong hầu hết các khía cạnh văn hóa của cuộc sống hiện đại trong một thời đại bất an mới của nước Mỹ. Với mức thất nghiệp 9% - và con số thực tế còn cao hơn nhiều – và gần 50 triệu người sống nghèo khổ, không nghi ngờ rằng có một sự giận dữ về văn hóa. Một cảm thức về thời tận thế cũng xuất hiện trong Sự trỗi dậy của hành tinh khỉ Contagion [Bệnh truyền nhiễm], trong đó những loài khỉ siêu thông minh và các vi khuẩn giết người lây lan quét sạch loài người. 

Tuy nhiên sự ảm đạm không chỉ là hồi đáp của văn hóa đối với suy thoái. Bằng chứng cho thấy có một nhu cầu làm mới những sản phẩm của thập niên 1950 và 1960 khi – ít nhất trong tâm lý cộng đồng – các công ăn việc làm chắc chắn dồi dào, các nhà máy của Mỹ sản xuất hàng xuất khẩu khắp thế giới và giấc mơ ngoại ô là một trong những hàng rào cọc gỗ sơn trắng, chứ không phải cọc biển tịch biên. Từ thời trang phố lớn đến khuynh hướng hoài cổ trong cocktail hay sự phổ biến của các kiểu râu ria đàn ông cho thấy một sự khao khát văn hóa quay trở lại quá khứ và lờ đi những khó khăn hiện tại. Ví dụ như Mad Men, phim truyền hình lấy bối cảnh đầu 1960s ở một hãng quảng cáo New York, hành trình của nó hướng về một thời đại hoàng kim, giản đơn hơn và chắc chắn hơn, không phải là một ngoại lệ. Có thể kể thêm show Pan Am, hay các phim Mr Ed, The Man From U.N.C.L.EBewitched, cũng quay về thời giản đơn hơn. 




Chủ yếu “thời hoàng kim” được ưa chuộng vì tính li kỳ. Thập niên 50-60 có lẽ là thời của tiến bộ kinh tế nhưng cũng là thời của phân biệt giới tính sâu sắc, kỳ thị đồng tính luyến ái và phân biệt chủng tộc tất cả đều thể hiện trong Don Draper của show Mad Men. “Tôi không chắc Mad Men hay nhân vật Draper thể hiện một thời đại ‘tốt đẹp hơn’,” GS Dann Pierce, một chuyên gia truyền thông ở ĐH Portland, Oregon nói. “Thập niên 60 thực sự hỗn loạn ở nhiều điều, từ một cuộc chiến tranh lạnh, khủng hoảng tên lửa hạt nhân Cuba, các vụ ám sát chính trị, biểu tình ở các đô thị và cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nó không nhất thiết là một thời đại chúng ta nên nấn ná lâu để thăm viếng lại”. 

Giống như những người cộng sản và điệp viên Xôviết đã từng là những kẻ xấu trong thời chiến tranh lạnh và những tên khủng bố đã là kẻ thù trong thập niên 1990-2000, giờ đây những tên trùm tài phiệt đang chiếm lĩnh các siêu phẩm ăn khách.

Nhưng không phải mọi phản ứng văn hóa đối với thời buổi khó khăn là sự thoát ly. Một cách khác là ra tay giải quyết vấn đề. Các đại gia ngân hàng và các doanh nghiệp lớn là những nhân vật phản diện trên phim và TV show. Giống như những người cộng sản và điệp viên Xôviết đã từng là những kẻ xấu trong thời chiến tranh lạnh và những tên khủng bố đã là kẻ thù trong thập niên 1990-2000, giờ đây những tên trùm tài phiệt đang chiếm lĩnh các siêu phẩm ăn khách. Ví dụ Wall Streer: Money Never Sleeps, Margin Call, The International, The Other Guys hay Despicable Me, thậm chí còn chọc ngoáy bọn ngân hàng trong các phim trẻ con. 

Thời Đại Suy thoái vốn tồi tệ hơn bây giờ, cũng có một tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa. Ví dụ ca khúc Brother, can you spare me a dime? [Này anh giai, có thể chia tôi một đồng mười xu?] của Bing Crosby phản ánh tác động khắc nghiệt của khủng hoảng lên đời sống thường nhật, vốn bùng nổ trong nhạc blues. 

Trong văn học, Chùm nho phẫn nộ của Steinbeck thể hiện thời khó khăn của người nghèo và bị mất việc. Cùng lúc có sự thoát ly trong văn hóa nhạc jazz và sự nổi lên của hình tượng Siêu Nhân vào năm 1938, nhân vật đã hình tượng hóa sự khao khát về một sự giản đơn của hạnh phúc và mong mỏi về một đấng hào kiệt hoàn toàn Mỹ để giải cứu đất nước. Cũng có sự hoài nhớ thời giản đơn hơn trong sự phổ biến tăng lên của các phim và chương trình phát thanh chủ đề miền Tây, như The Lone Ranger, trong đó các người hùng được nhận diện dễ dàng, các vấn đề được giải quyết với một trận đánh mau lẹ và bọn phản diện thì dễ bị phát giác và rút cục bị đè bẹp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Nhãn

Hiện thêm