Trả lời Văn Nghệ Trẻ 10.5.2012
Bài này do Văn Nghệ Trẻ phỏng vấn xoay quanh chuyện viết tản văn. Mời bà con quá bộ đọc, coi như nghe quảng cáo "máy lọc nước hàng đầu VN" :-)
XÁC LẬP MỘT GÓC RIÊNG MÌNH
Lặng lẽ viết, từ năm 2002 đến nay, Nguyễn Trương Quý đã xuất bản bốn tập tản văn, có những tập đã được tái bản 4, 5 lần. Kiên trì với tản văn – thể loại mà đến giờ vẫn có người gọi đó là “văn học loại hai”, hay là đoạn nghỉ giải lao giữa thời gian viết lách của mình; tập sách vừa ra mắt của anh có nhan đề “Xe máy tiếu ngạo” tiếp tục thu hút sự quan tâm của bạn đọc bởi lối viết dung dị, dí dỏm, và sắc sảo. VNT đã có cuộc trò chuyện với tác giả Nguyễn Trương Quý.
Viết tản văn cũng phải có luật chơi
Nhưng viết tản văn thì mình cũng phải có luật chơi. Người này cũng giống như một tổng biên tập, quyết định độc giả được đọc cái gì và dẫn dắt họ theo cách của mình. Viết vì độc giả nhưng không chiều ai cả, ngay cả bản thân người viết. Viết tản văn mà lan man không tiết chế, rất dễ có những câu chữ thừa thãi và giao đãi làm dáng. Bản thân tôi luôn cố gắng tránh điều đó nhưng cũng nhiều khi sa bẫy chính mình.
Tâm lý giới văn chương vẫn coi tản văn chỉ là văn học loại hai
Sự chuyên nghiệp chính là ở chỗ làm đến nơi đến chốn việc mình đã chọn
Nhân đây tôi xin lấy một ví dụ. Chúng ta gần đây hay hồi cố và phục dựng lại hình ảnh về một Hồ Gươm xa xưa và nghĩ là nên thơ hơn bây giờ nhiều. Nhưng trong cuốn “Hà Nội giai đoạn 1873-1888” của André Masson, thì tác giả có dẫn ghi chép của một người Pháp thời mới chiếm Hà Nội thì viết rằng: “quanh Hồ Gươm là những căn nhà lụp xụp hôi thối thải đủ thứ xuống hồ”. Sau đấy thì ta đã có một Hồ Gươm là công trình được quy hoạch hoàn chỉnh nhất trong số các quy hoạch ở nước ta. Hay mới đây, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long mà tôi cho là thành công nhất về phương diện thay đổi là con đường mới bao quanh Hồ Tây (ở đây không nói tới vấn đề lấn chiếm làm hẹp lòng hồ). Chỉ có lúc này, người ta mới có thể đi gần trọn một vòng quanh mặt hồ vẫn được xưng tụng đủ danh hiệu. Con đường ven hồ này làm Hồ Tây phơi mặt ra đến mức có vẻ như hết cả vẻ huyền thoại. Nhưng chúng ta đã sống quá lâu với một Hà Nội có nhiều huyền thoại mà tù mù giá trị, nên con đường ven hồ này thực sự là một cuộc lột xác tích cực.
XÁC LẬP MỘT GÓC RIÊNG MÌNH
Lặng lẽ viết, từ năm 2002 đến nay, Nguyễn Trương Quý đã xuất bản bốn tập tản văn, có những tập đã được tái bản 4, 5 lần. Kiên trì với tản văn – thể loại mà đến giờ vẫn có người gọi đó là “văn học loại hai”, hay là đoạn nghỉ giải lao giữa thời gian viết lách của mình; tập sách vừa ra mắt của anh có nhan đề “Xe máy tiếu ngạo” tiếp tục thu hút sự quan tâm của bạn đọc bởi lối viết dung dị, dí dỏm, và sắc sảo. VNT đã có cuộc trò chuyện với tác giả Nguyễn Trương Quý.
Viết tản văn cũng phải có luật chơi
- Tản văn là thể loại được nhiều tác giả tìm đến, nhưng với ý nghĩa như là sự giãn cách, thư giãn giữa những sáng tác truyện ngắn hoặc thơ. Còn anh – đến bây giờ, với bốn tập tản văn đã được xuất bản – chứng tỏ sự kiên trì, và quyết tâm xác lập một “giọng riêng” của Nguyễn Trương Quý trong văn chương. Anh có thể chia sẻ tâm sự về sự lựa chọn khá đặc biệt này của mình?
- Theo anh, viết tản văn khó nhất là ở điểm nào?
- Theo đuổi thể loại tản văn, có tác giả nào anh yêu thích và coi đó là “người thầy lớn” của mình?
- Đọc cuốn tản văn mới nhất của anh có nhan đề “Xe máy tiếu ngạo”, người đọc nhận thấy rất rõ một “vốn liếng” kiến thức phong phú, đa dạng, thậm chí nhiều lúc rất tỉ mỉ, kĩ lưỡng. Yếu tố nào được anh coi trọng nhất khi viết một tản văn?
Nhưng viết tản văn thì mình cũng phải có luật chơi. Người này cũng giống như một tổng biên tập, quyết định độc giả được đọc cái gì và dẫn dắt họ theo cách của mình. Viết vì độc giả nhưng không chiều ai cả, ngay cả bản thân người viết. Viết tản văn mà lan man không tiết chế, rất dễ có những câu chữ thừa thãi và giao đãi làm dáng. Bản thân tôi luôn cố gắng tránh điều đó nhưng cũng nhiều khi sa bẫy chính mình.
Tâm lý giới văn chương vẫn coi tản văn chỉ là văn học loại hai
- Tập tản văn “Xe máy tiếu ngạo” tạo được sự hấp dẫn và lôi cuốn độc giả bởi qua những câu chuyện về xe máy, đời sống đô thị được khắc họa sinh động, sắc nét bằng giọng văn hoạt, đời thường và hóm hỉnh. Tuy nhiên anh có nghĩ rằng “Xe máy tiếu ngạo” nói riêng, và thể loại tản văn hiện nay của chúng ta còn khá kén độc giả?
- Điều thú vị nữa ở “Xe máy tiếu ngạo” đó là các tản văn kết hợp thành một câu chuyện tuần tự, chặt chẽ. Cuốn sách được viết, bố cục một cách có ý tưởng rõ ràng từ đầu, nó khác với nhiều cuốn tản văn được xuất bản thời gian qua, tác giả thường gom những bài tản văn đã đăng báo để in sách. Anh có thể nói gì về điều này?
- Tiếp tục cuốn thứ tư, những câu chuyện đời sống Hà Nội được hiển hiện. Luôn luôn là Hà Nội, vì sao vậy?
- Cả bốn cuốn sách đã xuất bản của anh đều nói về Hà Nội. Liệu bên cạnh việc “chuyên biệt” với thể loại tản văn, Nguyễn Trương Quý cũng sẽ chỉ dành nói về Hà Nội trong các trang viết của mình như một vài tiền bối đã từng theo đuổi?
Sự chuyên nghiệp chính là ở chỗ làm đến nơi đến chốn việc mình đã chọn
- Hà Nội chuyển động không ngừng, và những bóng dáng/vẻ đẹp xưa cũ dần bị phai nhạt. Hà Nội giờ đây ám ảnh là tắc đường, là khói bụi, là nhà cao tầng giăng khắp chốn, là người tứ xứ về lập nghiệp. Anh nghĩ gì về sự thay đổi diện mạo của Hà Nội hôm nay?
Nhân đây tôi xin lấy một ví dụ. Chúng ta gần đây hay hồi cố và phục dựng lại hình ảnh về một Hồ Gươm xa xưa và nghĩ là nên thơ hơn bây giờ nhiều. Nhưng trong cuốn “Hà Nội giai đoạn 1873-1888” của André Masson, thì tác giả có dẫn ghi chép của một người Pháp thời mới chiếm Hà Nội thì viết rằng: “quanh Hồ Gươm là những căn nhà lụp xụp hôi thối thải đủ thứ xuống hồ”. Sau đấy thì ta đã có một Hồ Gươm là công trình được quy hoạch hoàn chỉnh nhất trong số các quy hoạch ở nước ta. Hay mới đây, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long mà tôi cho là thành công nhất về phương diện thay đổi là con đường mới bao quanh Hồ Tây (ở đây không nói tới vấn đề lấn chiếm làm hẹp lòng hồ). Chỉ có lúc này, người ta mới có thể đi gần trọn một vòng quanh mặt hồ vẫn được xưng tụng đủ danh hiệu. Con đường ven hồ này làm Hồ Tây phơi mặt ra đến mức có vẻ như hết cả vẻ huyền thoại. Nhưng chúng ta đã sống quá lâu với một Hà Nội có nhiều huyền thoại mà tù mù giá trị, nên con đường ven hồ này thực sự là một cuộc lột xác tích cực.
- “Tự nhiên như người Hà Nội”, rồi “Ăn phở rất khó ngon”, “Hà Nội là Hà Nội” và bây giờ là “Xe máy tiếu ngạo”, cuốn nào anh thấy yêu hơn cả?
- Công chúng biết đến Nguyễn Trương Quý với tư cách một tác giả văn học, mà ít biết đến anh ở tư cách một kiến trúc sư, một họa sĩ - dù ở lĩnh vực này anh cũng khá thành công. Điều này có khiến anh buồn hay không?
- Văn chương và kiến trúc mang lại cho anh điều gì có ý nghĩa?
- Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện.
Nhận xét