Chế tạo vua Hùng

Nhân chuyện mọi người cứ vật vã câu hỏi vua Hùng có thật không, thì sao không hỏi "vua Hùng thật cỡ nào". Mọi truyền thống đều được chế tạo - cái này đã là một kết quả được nghiên cứu từ nửa thế kỷ qua, đơn cử như của Benedict Anderson hay Hobsbawm (invented tradition). Trong trường hợp Việt Nam, các sản phẩm văn hóa được sử dụng triệt để để làm công cụ chế tạo truyền thống, nhất là lòng ái quốc, từ thời Lý Thường Kiệt với bài thơ thần Nam quốc sơn hà (lúc ấy ái quốc nghĩa là trung quân - sông núi nước Nam vua Nam ở chứ không phải dân Nam ở!), cho đến năm 1917 khi Khải Định ký dụ lấy 10/3 AL làm ngày tưởng niệm Hùng Vương, sau thành ra giỗ tổ.

Kiến tạo "chủ nghĩa ái quốc" đi liền với khái niệm nhà nước-quốc gia hay nhà nước-dân tộc vốn hình thành ở châu Âu giữa thế kỷ 19, du nhập vào VN, và mau chóng được các nhà đấu tranh độc lập nắm lấy như một ngọn cờ tập hợp công chúng. Nhiều bài hát hành khúc của cách mạng Pháp đã được đặt lời Việt mang nội dung yêu nước của người VN (mượn nội dung chống xâm lược phương Bắc). Thế là gậy ông đập lưng ông và tiến tới là rất nhiều bài hát do người Việt sáng tác, mượn chuyện tổ tiên dựng nước giữ nước, gần như những bài giảng lịch sử của các trí thức trẻ có giai điệu. Trong khi các bài nghiên cứu công phu rất khó thấm vào quảng đại bình dân thì những bài hát kiểu hành khúc hoặc nội dung "big words" rất dễ nhập tâm. 




Những bản nhạc dòng ái quốc khoảng những năm 1940

HÙNG VƯƠNG - Thẩm Oánh

Bốn ngàn năm văn hiến
Nước Nam khang cường
Là nhờ công đức Hùng Vương.
Hoa gấm giang sơn này cùng chung đắp xây
Bao thời hùng uy vẻ vang
Đời đời nhờ Hùng Vương đã vì quốc dân lập non nước này
Cho cháu con quây quần vẽ nên cơ đồ bền vững tới nay
Việt Nam bao sáng tươi
Thề cùng bền gắng cương quyết xây nhà Nam
Đây cháu con Lạc Hồng từ Bắc chí Nam
Xin đoàn kết tâm đồng
Non nước Việt Nam nhờ Hùng Vương
Quyết thắng muôn năm dòng giống khang cường. 



Tiếc là tôi chưa tìm được hình bìa bản nhạc Hùng Vương của Thẩm Oánh - một sản phẩm viết vào giai đoạn những năm 1940, khi cuộc vận động sáng tác các bài hát "thanh niên-lịch sử" (tên gọi chung cho các bài hát dòng ái quốc, song song với nhạc lãng mạn mà ta quen gọi nhạc tiền chiến) lên cao. Trong lĩnh vực viết các bài ái quốc này, Lưu Hữu Phước, Phạm Duy, Văn Cao, Hùng Lân, Hoàng Quý, Văn Giảng và Thẩm Oánh là những người nổi bật nhất. Xét cho cùng, các ông đã góp phần "chế tạo" ra lịch sử hiện đại của người Việt. Nhiều bài hát từ thời những năm 41-45 đã nhắc nhiều lần cụm từ "nước ta bốn ngàn năm văn hiến". Các tờ nhạc sưu tầm ở đây cũng có hình bìa vẽ như những truyện tranh lịch sử vậy - nhiều cái khá ảnh hưởng nặng lối vẽ truyện sử Tàu kiểu Tam Quốc kết hợp với phong cách bích chương Art-Deco, lối vẽ có bút pháp sử thi, phóng đại, gây nên cảm nhận hoành tráng - vì thế cũng lại là một giá trị kép của tuyên truyền lịch sử.

Một số bài hát dòng ái quốc những năm 1940 có thể chia làm 3 mảng (một số bài hát sau năm 1950 ở các vùng chiến khu mang tinh thần có sự chỉnh huấn thì tách riêng, vì mang một hơi thở khác):
1. Lịch sử: về các anh hùng dân tộc, các sự kiện chiến tranh trong các triều đại cũ:
- Hùng Vương - Thẩm Oánh
- Kinh cầu nguyện (Người xưa đâu tá) - Lưu Hữu Phước & Mai Văn Bộ (viết về Hai Bà Trưng)
- Trưng nữ vương - Thẩm Oánh
- Đêm Mê Linh -  Văn Giảng
- Hồ Lãng Bạc - Xuân Tùng (về Hai Bà Trưng)
- Ngày xưa - Hoàng Phú (về Hai Bà Trưng)
- Bóng cờ lau - Hoàng Quý
- Hội nghị Diên Hồng - Lưu Hữu Phước và Việt Tiên
- Sông Bạch Đằng/Bạch Đằng Giang - Lưu Hữu Phước
- Chiều buồn trên sông Bạch Đằng - Hoàng Quý
- Hò kéo gỗ sông Bạch Đằng - Văn Cao
- Tiếng sóng Bạch Đằng - Anh Việt
- Hưng Đạo Vương - Thẩm Oánh
- Nước non Lam Sơn - Hoàng Quý
- Đêm Lam Sơn - Thanh Thoại
- Nam Quan hận khúc - Văn Giảng
- Ải Chi Lăng - Lưu Hữu Phước
- Bình Định Vương Lê Lợi - Thẩm Oánh
- Gươm thần - Thẩm Oánh
- Gươm tráng sĩ - Phạm Duy
- Hờn sông Gianh - Lưu Hữu Phước
- Gò Đống Đa - Văn Cao
- Vua Quang Trung đại phá quân Thanh - Hoàng Thi Thơ (bài này có lẽ muộn hơn, vào những năm 1960).
- Thăng Long hành khúc ca - Văn Cao
2. Các khái niệm "Tổ quốc - Dân tộc - Việt Nam"
- Việt Nam [minh châu trời đông] - Hùng Lân
- Việt Nam trên vạn vật - Hoàng Gia Lịnh
- Việt Nam bất diệt - Hoàng Gia Lịnh
- Nhà Việt Nam - Thẩm Oánh
- Việt Nam anh dũng - Dương Thiệu Tước
- Việt Nam mến yêu - Dương Thiệu Tước
- Hồn Việt Nam - Bùi Công Kỳ
- Tiến quân ca - Văn Cao
- Đàn chim Việt - Văn Cao
- Uất hận - Nguyễn Xuân Khoát
- Hồn tử sĩ - Lưu Hữu Phước và Phan Mai
- Chiến sĩ vô danh - Phạm Duy
- Lên đàng - Lưu Hữu Phước
- Đông Nam Á châu - Lưu Hữu Phước
- Thiếu nữ Việt Nam - Lưu Hữu Phước
- Khúc khải hoàn - Lưu Hữu Phước
- Quốc dân tiến - Nhất Lê
- Tiếng dân cày - Nguyễn Mỹ Ca
- Lịch sử Việt Nam - Hùng Tâm
- Việt Nam! Việt Nam! - Võ Đức Thu
- Hoa xuân đất Việt - Nguyễn Văn Thương
- Việt Nam độc lập hành khúc - Trần Văn Lý
- Hồn trai Việt - Mạnh Phát
- Trai đất Việt - Dương Minh Ninh
- Dân Việt - Chung Quân
- Hận kỳ đài - Chung Quân
- Hận rừng hoang - Hoàng Mộc Linh và Tùng Lâm
- Người trai Việt nhớ chăng? - Thẩm Oánh
- Chí người trai Việt - Võ Đức Tuyết và P.Lang
3. Thanh niên - đội ngũ:
- Cùng nhau đi hồng binh - Đinh Nhu
- Tiếng gọi thanh niên/sinh viên - Lưu Hữu Phước
- Tiến bước thanh niên - Hiếu Nghĩa
- Hồn thanh niên - Hoàng Trọng, lời Quốc Bảo & Nguyệt Diệu
- Đoàn quân Việt Nam/Đoàn vệ quốc quân - Phan Huỳnh Điểu
- Tuyên truyền xung phong - Phan Huỳnh Điểu
- Mùa đông binh sĩ - Phan Huỳnh Điểu & Tế Hanh
- Nhớ người chiến sĩ - Ngọc Trai
- Chiến sĩ Việt Nam - Văn Cao
- Không quân Việt Nam - Văn Cao
- Hải quân Việt Nam - Văn Cao
- Bắc Sơn - Văn Cao
- Lục quân Việt Nam - Văn Giảng
- Thúc quân - Văn Giảng
- Đoàn hùng binh - Văn Giảng
- Chàng ra đi - Trần Hoàn
- Chàng đi theo nước - Hiếu Nghĩa
- Lá thư biên cương - Hiếu Nghĩa
- Hò leo núi - Phạm Đình Chương
- Mùa đông chiến sĩ - Phạm Duy
- Đường ra biên ải - Phạm Duy
- Xuất quân - Phạm Duy
- Thanh niên Việt Nam quyết tiến - Phạm Duy
- Thanh niên ca - Phạm Duy
- Nhạc tuổi xanh - Phạm Duy
- Khởi hành - Phạm Duy
- Nợ xương máu - Phạm Duy
- Về đồng quê - Phạm Duy
- Bình dân đi học - Phạm Duy
- Con đường vui - Lê Vy, Mai Hạnh & Phạm Duy
- Dưới bóng cờ - Nguyễn Văn Thương
- Sĩ nông công thương - Văn Giảng
- Thanh niên! Thanh niên! - Văn Giảng
- Quân hành ca - Văn Giảng
- Nhịp sống thanh niên - Ngô Ganh
- Khỏe vì nước - Hùng Lân
- Rạng đông - Hùng Lân
- Tiếng gọi lên đường - Hùng Lân
- Quyết tiến - Võ Đức Thu
- Hùng tiến - Nguyễn Hữu Ba
- Thu khói lửa - Nguyễn Hữu Ba
- Quãng đường mai - Nguyễn Hữu Ba
- Lửa rừng đêm - Nguyễn Hữu Ba
- Chàng tuổi trẻ - Vân Đông
- Đoàn lữ nhạc - Đỗ Nhuận
- Nhớ chiến khu - Đỗ Nhuận
- Du kích ca - Đỗ Nhuận
- Đêm trong rừng - Hoàng Quý
- Súng ơi - Hoàng Thi Thơ
- Phất cờ Nam tiến - Hoàng Văn Thái
- Nam tiến - Lưu Hữu Phước
- Ta cùng đi - Lưu Hữu Phước
- Reo vang bình minh - Lưu Hữu Phước
- Thiếu sinh hành khúc - Lưu Hữu Phước
- Học sinh hành khúc - Lê Thương
- Đoàn nữ cứu thương - Trần Văn Lý
- Đoàn quân xung phong - Trần Văn Lý
- Làn sóng dân chủ - Nguyễn Ngọc Bạch
- Cương quyết ra đi -  Nguyễn Ngọc Bạch
- Diệt phát xít - Nguyễn Đình Thi

Một số  bài khác về chiến công hay địa danh đương thời đã phát triển xa khỏi khu vực khái niệm của 3 loại trên, cũng kể tới như: 
- Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí, thơ Nguyễn Bính)
- An Phú Đông - Lê Bình / Võ Đức Thu
- Trên sông Lô - Phan Huỳnh Điểu
- Sông Lô - Văn Cao
- Tiếng hát trên sông Lô - Phạm Duy
- Lô giang - Lương Ngọc Trác
- Chiến sĩ sông Lô - Nguyễn Đình Phúc
- Bình Trị Thiên khói lửa - Nguyễn Văn Thương
- Ngày về - Lương Ngọc Trác, thơ Chính Hữu
- Mơ đời chiến sĩ - Lương Ngọc Trác, thơ...
- Lời thề quyết tử
- Về miền Trung - Phạm Duy
- Du kích sông Thao - Đỗ Nhuận
- Hành quân xa - Đỗ Nhuận
- Giải phóng Điện Biên - Đỗ Nhuận
- Qua miền Tây Bắc - Nguyễn Thành
- Đường lên Tây Bắc - Văn An
- Hò kéo pháo - Hoàng Vân
- Lá xanh - Hoàng Việt
- Nhạc rừng - Hoàng Việt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Nhãn

Hiện thêm