Văn Bờ Hồ
.
Hồ Gươm rất mang tiếng vì làm bổ nghĩa cho một cái cụm từ chỉ loại nghệ thuật rẻ tiền: Tranh Bờ Hồ. Các nhà viết sử ta thì ít chịu đả động đến sự tích của những thứ như thế, may mà có vài người cũng nói rằng, tranh Bờ Hồ là loại vẽ cảnh bờ hồ, Tháp Rùa, xưa ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà, áo dài Hà Thành trước kia thường, sau chạnh lòng người em gái vắt khăn rằn đứng vịn liễu nhớ về Nam, màu bột xôm xốp trên giấy bìa. Có người bảo có cây dừa, nhưng bây giờ chẳng còn. Cho đến nay, danh từ này trở thành định nghĩa cho các loại tranh để đâu cũng được, phòng khách cỡ mét hai, phòng ăn chín mươi phân, phòng ngủ ba cái ba mươi phân, chủ đề phong cảnh hiền hòa tĩnh vật nên thơ, không bao giờ bắt ai đặt dấu hỏi. Hồi ca sĩ Phương Thanh mới nổi, người Hà Nội hãy còn dị ứng với lối hát nức lên từng chập của cái "con áo mưa" này (Phương Thanh khai mạc phong cách mặc áo khoác trong suốt lên sân khấu, bây giờ thì ca sĩ Hà Nội còn chẳng thèm mặc áo khoác nữa ấy chứ), họ cho ngay câu "nhạc Phương Thanh, tranh Bờ Hồ". Thế nên bị ví với tranh Bờ Hồ là cay lắm. Họa sĩ Bắc Hà vốn cao tự ái, bị phang từ đó là to chuyện. Nói chuyện phải quấy thời hiện đại nghĩa là sỉ vả nhau trên blog hay facebook. Giờ gặp họa sĩ cũng khó như thấy mặt giai nhân, gallery thì vắng mà online thì nhiều. Chẳng có ngành nghệ thuật nào mà nói xấu nhau sau lưng thật trực quan như thế, tranh nó tranh Bờ Hồ bỏ mẹ. Tiền đồng mất giá suýt có tờ một triệu đến nơi, ai còn ví von văn ba xu nữa. Máy nước công cộng không bói ra cái nào thì làm sao hình dung ra nhạc máy nước được. May ra có thơ con cóc, nhưng cóc giờ hiếm hơn người.
Nói như thế thôi chứ thực ra, tranh Bờ Hồ vẫn đông khách. Chính vì đông khách nên cái danh từ đó vẫn hừng hực chất "sinh ngữ". Quanh Bờ Hồ không ai bàn chuyện vua Lê nhưng nhiều gallery, trong bánh kính nửa cây số thì tha hồ. Mặc cho người ta dè bỉu hoặc tìm cách "khai tử" nó ra khỏi đời sống nghệ thuật Thủ đô, nhưng tranh Bờ Hồ tồn tại là nhờ nhu cầu của nhân dân. Người ta cần gì đâu, một ngôi nhà mới khang trang ba tầng một tum, đã có bộ sa-lông Đài Loan hoành tráng giữa nhà thì cũng nhẹ nhàng treo tường bức tranh chép Mùa thu vàng của Lê-vi-tan. Dù là tranh chép danh tác, nhưng vì mức độ phổ biến đến độ nhàm chán chẳng khác gì tranh Thái in nhòe nhoẹt, nên xếp vào mục tranh Bờ Hồ cũng được. Một triệu mua được một cái tranh cũng sơn dầu như ai, khung bo đầy đặn, nhiều khi may mắn nhờ bạn thợ chép nào cao hứng chép tâm đắc, bức tranh lại khá là có hồn nữa. Trong khi đó, tranh của họa sĩ tên tuổi thì vừa đắt, lại vừa kén tường treo, tránh được tiếng Bờ Hồ thì lại vấp phải danh tranh Lý Quốc Sư. Hồn nhiên chim hoa cá gái lắm cũng nhác thành nghệ thuật in khắc ván, triết lý Phật Pháp nhiều mà không sáng tạo thì cũng như tranh mở phủ. Tháp Rùa chỉ có một nhưng Bờ Hồ cũng ba bảy đường.
Nói tranh Bờ Hồ có lẽ còn vì cái sự "công cộng" của địa danh Bờ Hồ được áp vào loại tranh này, hay rộng hơn là loại nghệ thuật đường phố bình dân nói chung. Bờ Hồ là cái đích, cũng là cái ngã tư đường của người tứ xứ, nơi test độ nóng của vấn đề: Có vợ mà để đi Tây, khác gì xe đạp để ngay Bờ Hồ. Tất nhiên câu lục bát này là của thời cũ, giờ xe đạp đã hiếm, có vứt ra đấy cũng chưa chắc có đứa khuân, mà liệu các bà vợ có hơn được cái xe.
Ừ thì so đi sánh lại mãi cũng chỉ rút ra được vì sao lại có chữ Bờ Hồ, là vì Bờ Hồ là không sang? Thực ra ba con đường bao quanh hồ là ranh giới giàu nghèo. Những người nghèo, những người lên Hà Nội làm việc tranh thủ ngày nghỉ ra Bờ Hồ ăn que kem hay tha thẩn ngắm tủ kính (như một trăm năm qua người ta vẫn thế), họ chỉ quanh quẩn ở cái ốc đảo với ranh giới là vỉa hè phía hồ. Bên kia đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ hay Hàng Khay là những cửa hiệu sáng choang, những đồ xa xỉ đắt tiền, những người chủ oai vệ, khiến họ chùn bước không dám bước sang. Chỉ cách nhau có hơn hai trăm mét, nhưng kem Thủy Tạ và kem Bốn Mùa đã khác nhau, mà kem Fanny còn khác nữa về giá. Thủy Tạ là tòa nhà duy nhất xây cạnh mép hồ, bao năm qua vẫn nhì nhằng kiểu cách mậu dịch, kem vẫn bán qua cái cửa như lỗ tò vò và thi thoảng quảng cáo trên tivi vẫn giọng sang sảng bắc loa phát thanh viên. Bên kia đài phun nước là gà rán KFC và đối diện là nhà Hàm Cá Mập, nơi từng có quán Bún Ta 6 đô một bát bún. Những bọn ngồi chễm chệ trên các tòa nhà cao đó, nhìn xuống đám cầm kem que đứng ngồi bên Bờ Hồ, cảm giác nó ra sao thì chắc ai cũng tưởng tượng được. Đi xuống mạn dưới phố Lê Thái Tổ đằng này thì là kem Bốn Mùa, nơi đã cố gắng làm theo kiểu chuỗi nhà hàng của Hapro - tức công ty Bách hóa ngày xưa, đồ uống thì cũng tạm nhưng toàn sở hữu địa điểm ngon. Quán ngoài trời của Hapro bên cạnh hồ cũng lại là một ốc đảo trong ốc đảo, như thể Tây Berlin tiền đồn phe tư bản cài cắm. Đám cầm kem que 5 nghìn tránh không nhìn vào người ngồi trong quán chắn bởi hàng rào thưa, nơi những cốc nước hoa quả hay ly kem 50 nghìn.
Có đi xe máy quanh Bờ Hồ mới thấy ít người sang đường. Không biết có ai còn nuôi mộng bữa sáng ở Tiffany's, chỉ cần ăn mặc thật đẹp đứng tạo dáng trước cửa hiệu Rolex hay Mont Blanc phố Lê Thái Tổ. Biết đâu, biết đâu đấy. Có nhà văn trẻ Hà Nội vẫn ngầm ganh đua với Truman Capote, rắp tâm ra mắt loại sách có tên như Bữa trưa ở Phú Gia. Nhưng Phú Gia có nhà hàng Rendez Vous (điểm hẹn) lại bị phá đi mất rồi, chưa biết bao giờ xây xong. Mà hình như càng ngày các cửa hàng tranh càng có vẻ ít đi, nhường chỗ cho các loại cửa hiệu thời trang hàng hiệu, trang sức đắt tiền và nhà hàng cao cấp. Ngày trước quanh Trung tâm phương pháp Câu lạc bộ là la liệt hiệu tranh truyền thần vỉa hè, vậy mà bốc hơi gần mười năm nay. Tranh Bờ Hồ cũng vậy, đã xa bờ hồ địa lý hơn, nhưng vẫn trung thành với phẩm chất bờ hồ. Đô thị hóa nhanh, Hà Nội mở rộng, nhà mới nhiều hơn, người ta càng có nhu cầu đem một chút Bờ Hồ về đặt trong phòng khách nhà mình, mà họ cũng đâu có quan niệm tranh Bờ Hồ là cái gì quá đáng! Chẳng qua là sự cầu kỳ nhà nghề của giới chữ nghĩa, mua tranh thì ít bình tán thì nhiều, thôi thì trọc phú mua tranh cũng tốt, còn hơn lắm tiền chơi ngông súng ống với lại lũng đoạn tài chính. Họ mà lũng đoạn thị trường tranh thì càng mừng. Cánh họa sĩ mừng một, làng văn nghệ mừng mười. Họa sĩ Hà Nội mấy chục năm đổi mới đã giàu lắm rồi, mà chưa có điều kiện nâng đỡ anh em các ngành còn lại. Nâng đỡ thế nào? Ơ hay, các anh nhà văn nhà thơ hỏi thế nên thảo nào vẫn cứ nghèo vì dốt. Đọc lại cái đầu đề bài này đi. Mang văn mang thơ ra viết ở Bờ Hồ đi, bán ở đấy luôn, gọi là Văn Bờ Hồ. Đừng sĩ diện nữa, có muốn xây phủ dựng nhà sàn không nào.
.
Hồ Gươm rất mang tiếng vì làm bổ nghĩa cho một cái cụm từ chỉ loại nghệ thuật rẻ tiền: Tranh Bờ Hồ. Các nhà viết sử ta thì ít chịu đả động đến sự tích của những thứ như thế, may mà có vài người cũng nói rằng, tranh Bờ Hồ là loại vẽ cảnh bờ hồ, Tháp Rùa, xưa ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà, áo dài Hà Thành trước kia thường, sau chạnh lòng người em gái vắt khăn rằn đứng vịn liễu nhớ về Nam, màu bột xôm xốp trên giấy bìa. Có người bảo có cây dừa, nhưng bây giờ chẳng còn. Cho đến nay, danh từ này trở thành định nghĩa cho các loại tranh để đâu cũng được, phòng khách cỡ mét hai, phòng ăn chín mươi phân, phòng ngủ ba cái ba mươi phân, chủ đề phong cảnh hiền hòa tĩnh vật nên thơ, không bao giờ bắt ai đặt dấu hỏi. Hồi ca sĩ Phương Thanh mới nổi, người Hà Nội hãy còn dị ứng với lối hát nức lên từng chập của cái "con áo mưa" này (Phương Thanh khai mạc phong cách mặc áo khoác trong suốt lên sân khấu, bây giờ thì ca sĩ Hà Nội còn chẳng thèm mặc áo khoác nữa ấy chứ), họ cho ngay câu "nhạc Phương Thanh, tranh Bờ Hồ". Thế nên bị ví với tranh Bờ Hồ là cay lắm. Họa sĩ Bắc Hà vốn cao tự ái, bị phang từ đó là to chuyện. Nói chuyện phải quấy thời hiện đại nghĩa là sỉ vả nhau trên blog hay facebook. Giờ gặp họa sĩ cũng khó như thấy mặt giai nhân, gallery thì vắng mà online thì nhiều. Chẳng có ngành nghệ thuật nào mà nói xấu nhau sau lưng thật trực quan như thế, tranh nó tranh Bờ Hồ bỏ mẹ. Tiền đồng mất giá suýt có tờ một triệu đến nơi, ai còn ví von văn ba xu nữa. Máy nước công cộng không bói ra cái nào thì làm sao hình dung ra nhạc máy nước được. May ra có thơ con cóc, nhưng cóc giờ hiếm hơn người.
Nói như thế thôi chứ thực ra, tranh Bờ Hồ vẫn đông khách. Chính vì đông khách nên cái danh từ đó vẫn hừng hực chất "sinh ngữ". Quanh Bờ Hồ không ai bàn chuyện vua Lê nhưng nhiều gallery, trong bánh kính nửa cây số thì tha hồ. Mặc cho người ta dè bỉu hoặc tìm cách "khai tử" nó ra khỏi đời sống nghệ thuật Thủ đô, nhưng tranh Bờ Hồ tồn tại là nhờ nhu cầu của nhân dân. Người ta cần gì đâu, một ngôi nhà mới khang trang ba tầng một tum, đã có bộ sa-lông Đài Loan hoành tráng giữa nhà thì cũng nhẹ nhàng treo tường bức tranh chép Mùa thu vàng của Lê-vi-tan. Dù là tranh chép danh tác, nhưng vì mức độ phổ biến đến độ nhàm chán chẳng khác gì tranh Thái in nhòe nhoẹt, nên xếp vào mục tranh Bờ Hồ cũng được. Một triệu mua được một cái tranh cũng sơn dầu như ai, khung bo đầy đặn, nhiều khi may mắn nhờ bạn thợ chép nào cao hứng chép tâm đắc, bức tranh lại khá là có hồn nữa. Trong khi đó, tranh của họa sĩ tên tuổi thì vừa đắt, lại vừa kén tường treo, tránh được tiếng Bờ Hồ thì lại vấp phải danh tranh Lý Quốc Sư. Hồn nhiên chim hoa cá gái lắm cũng nhác thành nghệ thuật in khắc ván, triết lý Phật Pháp nhiều mà không sáng tạo thì cũng như tranh mở phủ. Tháp Rùa chỉ có một nhưng Bờ Hồ cũng ba bảy đường.
Nói tranh Bờ Hồ có lẽ còn vì cái sự "công cộng" của địa danh Bờ Hồ được áp vào loại tranh này, hay rộng hơn là loại nghệ thuật đường phố bình dân nói chung. Bờ Hồ là cái đích, cũng là cái ngã tư đường của người tứ xứ, nơi test độ nóng của vấn đề: Có vợ mà để đi Tây, khác gì xe đạp để ngay Bờ Hồ. Tất nhiên câu lục bát này là của thời cũ, giờ xe đạp đã hiếm, có vứt ra đấy cũng chưa chắc có đứa khuân, mà liệu các bà vợ có hơn được cái xe.
Ừ thì so đi sánh lại mãi cũng chỉ rút ra được vì sao lại có chữ Bờ Hồ, là vì Bờ Hồ là không sang? Thực ra ba con đường bao quanh hồ là ranh giới giàu nghèo. Những người nghèo, những người lên Hà Nội làm việc tranh thủ ngày nghỉ ra Bờ Hồ ăn que kem hay tha thẩn ngắm tủ kính (như một trăm năm qua người ta vẫn thế), họ chỉ quanh quẩn ở cái ốc đảo với ranh giới là vỉa hè phía hồ. Bên kia đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ hay Hàng Khay là những cửa hiệu sáng choang, những đồ xa xỉ đắt tiền, những người chủ oai vệ, khiến họ chùn bước không dám bước sang. Chỉ cách nhau có hơn hai trăm mét, nhưng kem Thủy Tạ và kem Bốn Mùa đã khác nhau, mà kem Fanny còn khác nữa về giá. Thủy Tạ là tòa nhà duy nhất xây cạnh mép hồ, bao năm qua vẫn nhì nhằng kiểu cách mậu dịch, kem vẫn bán qua cái cửa như lỗ tò vò và thi thoảng quảng cáo trên tivi vẫn giọng sang sảng bắc loa phát thanh viên. Bên kia đài phun nước là gà rán KFC và đối diện là nhà Hàm Cá Mập, nơi từng có quán Bún Ta 6 đô một bát bún. Những bọn ngồi chễm chệ trên các tòa nhà cao đó, nhìn xuống đám cầm kem que đứng ngồi bên Bờ Hồ, cảm giác nó ra sao thì chắc ai cũng tưởng tượng được. Đi xuống mạn dưới phố Lê Thái Tổ đằng này thì là kem Bốn Mùa, nơi đã cố gắng làm theo kiểu chuỗi nhà hàng của Hapro - tức công ty Bách hóa ngày xưa, đồ uống thì cũng tạm nhưng toàn sở hữu địa điểm ngon. Quán ngoài trời của Hapro bên cạnh hồ cũng lại là một ốc đảo trong ốc đảo, như thể Tây Berlin tiền đồn phe tư bản cài cắm. Đám cầm kem que 5 nghìn tránh không nhìn vào người ngồi trong quán chắn bởi hàng rào thưa, nơi những cốc nước hoa quả hay ly kem 50 nghìn.
Có đi xe máy quanh Bờ Hồ mới thấy ít người sang đường. Không biết có ai còn nuôi mộng bữa sáng ở Tiffany's, chỉ cần ăn mặc thật đẹp đứng tạo dáng trước cửa hiệu Rolex hay Mont Blanc phố Lê Thái Tổ. Biết đâu, biết đâu đấy. Có nhà văn trẻ Hà Nội vẫn ngầm ganh đua với Truman Capote, rắp tâm ra mắt loại sách có tên như Bữa trưa ở Phú Gia. Nhưng Phú Gia có nhà hàng Rendez Vous (điểm hẹn) lại bị phá đi mất rồi, chưa biết bao giờ xây xong. Mà hình như càng ngày các cửa hàng tranh càng có vẻ ít đi, nhường chỗ cho các loại cửa hiệu thời trang hàng hiệu, trang sức đắt tiền và nhà hàng cao cấp. Ngày trước quanh Trung tâm phương pháp Câu lạc bộ là la liệt hiệu tranh truyền thần vỉa hè, vậy mà bốc hơi gần mười năm nay. Tranh Bờ Hồ cũng vậy, đã xa bờ hồ địa lý hơn, nhưng vẫn trung thành với phẩm chất bờ hồ. Đô thị hóa nhanh, Hà Nội mở rộng, nhà mới nhiều hơn, người ta càng có nhu cầu đem một chút Bờ Hồ về đặt trong phòng khách nhà mình, mà họ cũng đâu có quan niệm tranh Bờ Hồ là cái gì quá đáng! Chẳng qua là sự cầu kỳ nhà nghề của giới chữ nghĩa, mua tranh thì ít bình tán thì nhiều, thôi thì trọc phú mua tranh cũng tốt, còn hơn lắm tiền chơi ngông súng ống với lại lũng đoạn tài chính. Họ mà lũng đoạn thị trường tranh thì càng mừng. Cánh họa sĩ mừng một, làng văn nghệ mừng mười. Họa sĩ Hà Nội mấy chục năm đổi mới đã giàu lắm rồi, mà chưa có điều kiện nâng đỡ anh em các ngành còn lại. Nâng đỡ thế nào? Ơ hay, các anh nhà văn nhà thơ hỏi thế nên thảo nào vẫn cứ nghèo vì dốt. Đọc lại cái đầu đề bài này đi. Mang văn mang thơ ra viết ở Bờ Hồ đi, bán ở đấy luôn, gọi là Văn Bờ Hồ. Đừng sĩ diện nữa, có muốn xây phủ dựng nhà sàn không nào.
.
Nhận xét
còn mở phủ là mỡ phủ ạ?
- mở phủ là từ trong nghi lễ hầu đồng, ý chỉ một người làm một cái lễ lên đồng lần đầu, ở đây mình nhố nhăng đùa vì có những họa sĩ giàu có muốn cạnh tranh với "Việt Phủ Thành Chương", tức kiểu làng Việt cổ thu nhỏ của một HS giàu có. Nói chung các nhà này xây ở ngoại thành, to uỳnh và xây kiểu giả cổ. Ví dụ chỉ có tính minh họa :-D
@KV: Mang ra được thì tốt quá, nhưng giờ hình như không được tự phát bán hàng rong (không biết đã thầu hết rồi hay chỉ một số đơn vị được phép). May ra KV ôm theo người chìa cho khách đi qua, có động thì cắp hàng chạy. Thử ứng dụng với 1m70, 53kg, thì cắp ra sao... :-)
@CS: Ặc, chị So bây giờ tiểu tư sản quá nhé. Cái đức cần, Kiệm, liêm, chính, ý thức sống Xanh (không liên quan bạn Xanh - bạn ấy tên vậy thôi) đâu rồi? Cái gì dùng lại được, chia sẻ được, thì cứ việc cớ sao lại cứ phải khư khư cho tan nát đến chán rồi vứt đi mới bằng lòng? ;(