Back to school, aged 35
Có bài này mình đọc thấy rất là thú vị. Xin dịch để cùng đọc:
- TRỞ LẠI TRƯỜNG Ở TUỔI 35 -
VẬY ĐI HỌC LÚC NÀY DỄ HẢ? NGHĨ LẠI ĐI.
Mọi người và các chính trị gia cứ phàn nàn rằng học hành càng ngày càng dễ dãi hơn. Damian Whitworth, một nhà báo 35 tuổi, quyết định thân chinh mục sở thị xem sao. Anh đã có một tuần làm học sinh ở một trường trung học cơ sở của Anh, Trường Trung học Hạt Brentwood. Đây là một ngôi trường công lớn và có khoảng 1800 học sinh, cả nam lẫn nữ, tuổi từ 11 đến 18.
Giờ tiếng Pháp
Tiết học đầu tiên của tôi là môn tiếng Pháp. Tôi ở trong một lớp toàn học sinh mười ba tuổi. Lúc ở bên ngoài lớp học, vài cô bé bắt đầu tra hỏi tôi:
- Có thật chú ở trong lớp bọn cháu không? Chú bao nhiêu tuổi?
Tôi đáp lại:
- Thế cháu nghĩ chú bao nhiêu?
- Ơ... chú không phải mười ba!
Đầu tiên chúng tôi có một bài kiểm tra nghe, tôi thấy quả là khó. Tôi được 14 trên 20. Không tồi. Rồi chúng tôi làm một loạt bài ôn tập trên máy tính. Khi tôi bằng tuổi của bọn trẻ này, tôi chưa hề biết máy tính là gì. Bây giờ thì đứa nào cũng có một cái.
Toán
Khi chúng tôi đứng đợi ngoài phòng học Toán thì một giáo viên bảo tôi cài cúc áo trên cùng lại. Giáo viên Toán dùng một cái bảng trắng tương tác có cả đồ họa và video, nhưng học sinh dường như chẳng mấy thích thú với bài học. Một cái di động đổ chuông và chủ nhân của nó vội vàng tắt đi. Những cái điện thoại di động kêu trong lớp bị tịch thu cho đến khi hết tuần.
Lịch sử
Thầy Fishleigh là giáo viên môn Sử. Thầy không gặp khó khăn gì trong việc kiểm soát sự mất trật tự (các giáo viên khác thì chịu). Ông tỏ ra thân thiện với học sinh nhưng không quá mức. Ông nói với chúng như thể chúng là người lớn và tập trung sự chú ý của chúng để quay lại bài học.
Giờ ăn trưa
Ở căng-tin, chúng tôi có thể chọn giữa món ăn truyền thống và đồ ăn nhanh. Bánh mì kẹp và khoai tây chiên là thực đơn phổ biến nhất. Một đứa con trai nói ngày nào nó cũng ăn khoai tây chiên.
Tin học
Chúng tôi phải thiết kế một cái sơ đồ cho hệ thống bán hàng điện thoại di động và tôi không thể tưởng tượng nổi một giờ học nào chán hơn. Tuy nhiên, đám học sinh lại hoàn toàn chú tâm vào làm.
Tất cả bọn trẻ đều truy cập Internet ở nhà và nhà trường có một website, nên bố mẹ có thể xem con cái họ có bài tập gì về nhà và khi nào chúng phải nộp.
Giáo dục tín ngưỡng (có lẽ tương đương Giáo dục công dân hay Đạo đức ở VN chăng?)
Giáo viên giới thiệu với chúng tôi phương pháp tu tập. Chúng tôi ngồi khoanh chân trên ghế và cố thả lỏng đầu óc rồi nghĩ một cách tích cực về người mà chúng tôi vẫn nghĩ xấu. Trong vòng 15 phút, bọn trẻ ngồi, mắt nhắm lại, hoàn toàn trong im lặng. Khi chúng ra khỏi lớp, chúng vẫn hơi ngơ ngác:
- Thật phi thường!
- Kinh ngạc thật!
- Bọn mình phải làm cái này ở giờ Toán mới được!
Đây là một khoảnh khắc kỳ thú và là lớp học hiệu quả nhất mà tôi từng tham dự.
Chuông reo. Hết một ngày học.
Khi chúng tôi ra về, có một vụ đánh nhau ở cổng trường. Một đám đông học sinh đang đứng xem. "Nếu ai đánh ai, tôi sẽ gọi cảnh sát," một thầy giáo nói.
VẬY ĐI HỌC THẬT DỄ DÀNG HƠN CHỨ?
Thật khó để nói rằng các môn học giờ khó hơn hay dễ hơn so với khi tôi là một đứa trẻ bởi vì phương pháp dạy đã thay đổi quá nhiều. Mọi điều tôi có thể nói là trong suốt cuộc đời đi làm của tôi, tôi đã trải qua rất nhiều kinh nghiệm mệt mỏi. Quay trở lại trường học một tuần thôi mà cũng mệt mỏi ngang thế. Là một học sinh ngày nay, quả thực rất, rất vất vả.
T.Q dịch
- Tôi rất thích cách nhập cuộc của nhà báo này. Thái độ của anh này rất cởi mở và ham hiểu biết. Không giễu cợt ai mà lại rất hóm hỉnh. Chi tiết nho nhỏ mà toát lên được không khí.
- TRỞ LẠI TRƯỜNG Ở TUỔI 35 -
VẬY ĐI HỌC LÚC NÀY DỄ HẢ? NGHĨ LẠI ĐI.
Mọi người và các chính trị gia cứ phàn nàn rằng học hành càng ngày càng dễ dãi hơn. Damian Whitworth, một nhà báo 35 tuổi, quyết định thân chinh mục sở thị xem sao. Anh đã có một tuần làm học sinh ở một trường trung học cơ sở của Anh, Trường Trung học Hạt Brentwood. Đây là một ngôi trường công lớn và có khoảng 1800 học sinh, cả nam lẫn nữ, tuổi từ 11 đến 18.
Giờ tiếng Pháp
Tiết học đầu tiên của tôi là môn tiếng Pháp. Tôi ở trong một lớp toàn học sinh mười ba tuổi. Lúc ở bên ngoài lớp học, vài cô bé bắt đầu tra hỏi tôi:
- Có thật chú ở trong lớp bọn cháu không? Chú bao nhiêu tuổi?
Tôi đáp lại:
- Thế cháu nghĩ chú bao nhiêu?
- Ơ... chú không phải mười ba!
Đầu tiên chúng tôi có một bài kiểm tra nghe, tôi thấy quả là khó. Tôi được 14 trên 20. Không tồi. Rồi chúng tôi làm một loạt bài ôn tập trên máy tính. Khi tôi bằng tuổi của bọn trẻ này, tôi chưa hề biết máy tính là gì. Bây giờ thì đứa nào cũng có một cái.
Toán
Khi chúng tôi đứng đợi ngoài phòng học Toán thì một giáo viên bảo tôi cài cúc áo trên cùng lại. Giáo viên Toán dùng một cái bảng trắng tương tác có cả đồ họa và video, nhưng học sinh dường như chẳng mấy thích thú với bài học. Một cái di động đổ chuông và chủ nhân của nó vội vàng tắt đi. Những cái điện thoại di động kêu trong lớp bị tịch thu cho đến khi hết tuần.
Lịch sử
Thầy Fishleigh là giáo viên môn Sử. Thầy không gặp khó khăn gì trong việc kiểm soát sự mất trật tự (các giáo viên khác thì chịu). Ông tỏ ra thân thiện với học sinh nhưng không quá mức. Ông nói với chúng như thể chúng là người lớn và tập trung sự chú ý của chúng để quay lại bài học.
Giờ ăn trưa
Ở căng-tin, chúng tôi có thể chọn giữa món ăn truyền thống và đồ ăn nhanh. Bánh mì kẹp và khoai tây chiên là thực đơn phổ biến nhất. Một đứa con trai nói ngày nào nó cũng ăn khoai tây chiên.
Tin học
Chúng tôi phải thiết kế một cái sơ đồ cho hệ thống bán hàng điện thoại di động và tôi không thể tưởng tượng nổi một giờ học nào chán hơn. Tuy nhiên, đám học sinh lại hoàn toàn chú tâm vào làm.
Tất cả bọn trẻ đều truy cập Internet ở nhà và nhà trường có một website, nên bố mẹ có thể xem con cái họ có bài tập gì về nhà và khi nào chúng phải nộp.
Giáo dục tín ngưỡng (có lẽ tương đương Giáo dục công dân hay Đạo đức ở VN chăng?)
Giáo viên giới thiệu với chúng tôi phương pháp tu tập. Chúng tôi ngồi khoanh chân trên ghế và cố thả lỏng đầu óc rồi nghĩ một cách tích cực về người mà chúng tôi vẫn nghĩ xấu. Trong vòng 15 phút, bọn trẻ ngồi, mắt nhắm lại, hoàn toàn trong im lặng. Khi chúng ra khỏi lớp, chúng vẫn hơi ngơ ngác:
- Thật phi thường!
- Kinh ngạc thật!
- Bọn mình phải làm cái này ở giờ Toán mới được!
Đây là một khoảnh khắc kỳ thú và là lớp học hiệu quả nhất mà tôi từng tham dự.
Chuông reo. Hết một ngày học.
Khi chúng tôi ra về, có một vụ đánh nhau ở cổng trường. Một đám đông học sinh đang đứng xem. "Nếu ai đánh ai, tôi sẽ gọi cảnh sát," một thầy giáo nói.
VẬY ĐI HỌC THẬT DỄ DÀNG HƠN CHỨ?
Thật khó để nói rằng các môn học giờ khó hơn hay dễ hơn so với khi tôi là một đứa trẻ bởi vì phương pháp dạy đã thay đổi quá nhiều. Mọi điều tôi có thể nói là trong suốt cuộc đời đi làm của tôi, tôi đã trải qua rất nhiều kinh nghiệm mệt mỏi. Quay trở lại trường học một tuần thôi mà cũng mệt mỏi ngang thế. Là một học sinh ngày nay, quả thực rất, rất vất vả.
T.Q dịch
- Tôi rất thích cách nhập cuộc của nhà báo này. Thái độ của anh này rất cởi mở và ham hiểu biết. Không giễu cợt ai mà lại rất hóm hỉnh. Chi tiết nho nhỏ mà toát lên được không khí.
Nhận xét