Xem phim Mối tình đầu (1977)
.
Nhân dịp 30-4, được tặng đĩa DVD "Mối tình đầu", mãi đến hôm nay mới xem. Đây là lần đầu tiên xem phim này, có khá nhiều phim thời trước hoặc đã xem không còn nhớ, nhưng đây thực sự là phim mình xem bằng ấn tượng mới hoàn toàn, không ảnh hưởng bởi trí nhớ hoặc review nào.
Bộ phim nếu theo cách nói bây giờ, là tập hợp cả một dàn sao của nền điện ảnh cách mạng VN:
- Thế Anh vai tướng cướp Ba Duy;
- Trà Giang vai Hai Lan, chị của Ba Duy, một chiến sĩ biệt động;
- Như Quỳnh vai Diễm Hương, mối tình đầu của Ba Duy;
- Lan Hương vai Út, em của Ba Duy (năm đó chắc mới 16 tuổi);
Ngoài ra còn có những nghệ sĩ miền Nam:
- Lý Huỳnh đóng một vai phụ, đàn em của Ba Duy.
- Robert Hải vai chồng Diễm Hương. Đây có lẽ là phim đầu tiên trong rất nhiều phim mà diễn viên VN nhưng có dòng máu Tây này đóng.
- Băng Châu (ca sĩ sau này ra hát ở hải ngoại) vai Điệp, cô gái từng yêu Ba Duy thời trẻ.
- nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết vai ba của Diễm Hương. Ông cùng vợ là ca sĩ Ngọc Cẩm từng là cặp song ca nổi danh của SG những năm 50-60, có con là ca sĩ Hồng Hạnh. Ông là tác giả nhiều ca khúc khá nổi tiếng (như Ai đi ngoài sương gió).
Những tác giả làm nên bộ phim cũng nổi tiếng:
- Đạo diễn Hải Ninh;
- Biên kịch Hoàng Tích Chỉ (được xem như làm thành cặp bài trùng với Hải Ninh, cùng với phim Em bé Hà Nội, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm);
- Quay phim Nguyễn Quang Tuấn (bác này quay cho một số phim khác như: Bài ca ra trận, Biệt động Sài Gòn, Làng Vũ Đại ngày ấy);
- Âm nhạc Hoàng Vân.
Nội dung phim không có gì đặc biệt, nhiều đoạn nặng tính tuyên truyền và minh họa. Kể sơ qua: Ba Duy yêu Diễm Hương, nhưng cha cô vỡ nợ, cô phải lấy một gã người Mỹ làm công việc mua bán trẻ mồ côi để cứu gia đình. Ba Duy hận đời, bỏ học, đi làm du đãng, từ chối tham gia phong trào sinh viên của người bạn. Chị gái Ba Duy là Hai Lan từ căn cứ trở về sau thời gian vắng nhà nhiều năm, cố gắng làm em mình tu tỉnh. Sau khi giúp chị và cơ sở của chị tấn công đánh bom một câu lạc bộ Mỹ, chứng kiến sự hi sinh của người bạn và chị mình bị thương, Ba Duy dần tỉnh ngộ. Nhưng phải sau khi gặp lại Diễm Hương, bắn chết tên Mỹ chồng cô và chứng kiến cô chết vì bị đánh thuốc độc của tên Mỹ, Ba Duy mới nhớ lại lời của Hai Lan và thức tỉnh thật sự.
Nội dung công thức như vậy nhưng phim đẹp, có cảm xúc và đạt được những tiêu chí làm nên một bộ phim lớn. Đó là những điều khá căn bản của điện ảnh:
1. Diễn viên:
- Vai Ba Duy đã giúp Thế Anh được giải Diễn viên xuất sắc nhất LHP VN lần thứ 5 (1980), và chắc hẳn vai này cũng sẽ xứng đáng đoạt giải ở một LHP khác của VN. Nói cũng thừa vì vai này và Thế Anh đã thành thần tượng một thời. Cách diễn nội tâm nhờ lợi thế gương mặt, ánh mắt, phom người đẹp dù đã 39 tuổi khi đó, cộng thêm việc vai diễn được tiết chế những lời lẽ khẩu hiệu, nên giờ xem vẫn thuyết phục. Điều đặc biệt là Thế Anh diễn tả được cái vẻ trong sáng trong cái lốt du đãng, công tử phong lưu nhưng cũng làm người ta chấp nhận là có tí "đồi bại". Một vẻ đẹp siêu thực hiếm hoi trong điện ảnh VN. Một diễn viên khác cũng rất đẹp là ông Trần Phương (sau là đạo diễn, ông có vai A Phủ, vai chồng chị Tư Hậu), nhưng ông này không để lại dấu ấn đặc biệt như Thế Anh hay Lâm Tới. Đánh giá vai Ba Duy: 5/5.
Thế Anh trong vai Ba Duy
Cùng với vợ là diễn viên Thu Hằng thời đóng kịch nói ở Hà Nội.
- Trà Giang xuất hiện hơi bí hiểm :-). Phải nói là vai Trà Giang khiến cho bộ phim này có hơi hướng phim "I am Cuba". Vai Hai Lan khiến người ta nghĩ đến một nữ sát thủ thoắt ẩn thoắt hiện, nếu không có những câu thoại "giáo dục" thì ra dáng đàn chị giang hồ.
Trà Giang năm đó 36 tuổi, vẫn rất đẹp, đóng hay nhưng cảm giác là để cô vào vai "hiện đại" làm người xem hơi ngỡ ngàng. Đánh giá: 4/5.
- Như Quỳnh: Trường đoạn đầu phim đậm đặc chất biểu hiện, như là phong cách phim Tarkovski hay Ingmar Bergman. Cả đoạn dài, không thoại, chỉ có tiếng ghita, quay đan xen đặc tả đôi mắt Thế Anh đầy căm hận trong lúc đang đánh đàn ghita với cảnh Như Quỳnh cùng Thế Anh trong rừng Đà Lạt. Như Quỳnh ở cảnh này mặc áo dài trắng, Thế Anh mặc áo sơ mi trắng, đuổi nhau ở dưới thác Prenn hay bắt bướm trên đồi thông, tuy công thức nhưng xem không sến. Có lẽ là nhờ cách quay phim chăm chút ánh sáng như kiểu Tân Hiện thực, và cái thần của diễn viên. Như Quỳnh vốn xuất thân là con nhà nòi cải lương (mẹ là nghệ sĩ Kim Xuân), lại từng học múa nên tạo hình cơ thể rất đẹp.
Như Quỳnh và Thế Anh trong Mối tình đầu.
Cặp Thế Anh-Như Quỳnh trong phim này có lẽ là một trong những cặp đẹp nhất trên phim ảnh VN. Như Quỳnh trong một số cảnh nhí nhảnh diễn rất đạt, nhưng những cảnh buồn thì có vẻ hơi đơn giản. Có lẽ vì vai Diễm Hương của Như Quỳnh cũng chẳng có nhiều đất (lúc đó Như Quỳnh vừa đoạt giải Nữ diễn viên XS LHP VN IV năm 1977 với vai Nết trong Đến hẹn lại lên, vai này có nhiều đất diễn hơn hẳn). Ngoại hình của Như Quỳnh, nhất là khuôn mặt, quá điển hình cho phụ nữ Bắc, nên vào vai tiểu thư Sài Gòn bị chênh. Đánh giá: 3/5.
2. Thời điểm:
LHP VN lần thứ 5 (1980) có lẽ là LHP thành công nhất của lịch sử Điện ảnh VN, xét theo tiêu chí tác phẩm để lại. LHP này có tới 3 Bông Sen Vàng, và đều là những phim thuộc loại hay nhất của VN đến giờ: Cánh đồng hoang, Những người đã gặp và Mẹ vắng nhà. Các phim khác dù Bông Sen Bạc cũng rất đáng nể, ngoài Mối tình đầu còn có Tội lỗi cuối cùng (có vai Hiền cá sấu của Phương Thanh, giải Nữ diễn viên chính XS nhất), Mùa gió chướng (phim của Hồng Sến, năm này ông được cả BSV lẫn BSB, phim này còn có giải Nữ DV cho Thùy Liên, giải Nam DV cho Lâm Tới cùng một giải nữa cho vai Ba Đô trong Cánh đồng hoang). Chú ý chút nữa thì có 2 phim có phần nhạc của Trịnh Công Sơn là Cánh đồng hoang và Tội lỗi cuối cùng.
Đáng ngạc nhiên vì đó cũng là những năm kinh tế khó khăn lên tới đỉnh điểm, nhưng các sản phẩm điện ảnh lại có sức sống nóng hổi. Dùng từ nóng hổi là vì người ta thấy diễn viên đi lại trên phim đầy sinh khí, nội dung dù nhiều tính tuyên truyền nhưng con người trong đó dạt dào tình yêu, hừng hực nhiệt tình. Trong bối cảnh đó, Mối tình đầu vừa hấp dẫn người xem về một cái tứ đã thành quen thuộc: bán mình chuộc cha, kẻ thù chung cũng là kẻ thủ riêng, lại là cái nhìn của người chiến thắng về một đoạn đường gian khổ đã qua, lại vừa dựng lại bối cảnh đô thị Sài Gòn với lối sống phù hoa, vốn khá là "ngon" với người dân đang vật lộn với khó khăn kinh tế, có gì đó vừa thèm muốn, vừa nuối tiếc. Nếu xem với ý thức về bối cảnh, ta phải nghĩ đến một tựa khác cho phim: Tuổi trẻ băn khoăn (bắt chước Herman Hesse!). Vì phim cũng không quá lộ liễu về "con đường của chị Hai Lan" như lời Ba Duy nói ở đoạn kết, nên xem như một lối để ngỏ. Những cảnh đua xe máy (toàn xe CD67 với Harley bóng lộn mà mê!), đường Sài Gòn phẳng lì, nhà lầu đá rửa, cửa gỗ bản lớn, biệt thự cây xanh, rồi những tấm poster phim Mia Farrow, Liz Taylor hay hình John-Paul, nhạc Mỹ xập xình... làm người xem ít tuổi khoái chí mơ mộng nhiều hơn là nhận thức về "chiều sâu" của lối sống chứ không phải là "bề mặt" (từ của nhân vật Hai Lan nói với em mình, nhưng tôi không chắc là người xem lúc ấy để ý đến). Chú ý là lúc Hai Lan gặp lại em mình ở nhà, đưa đẩy câu chuyện về nhận thức, tay Trà Giang cầm cuốn Buồn Nôn của J. Paul Sartre!
Thêm một chút vào đó là sự hợp tác của các nghệ sĩ miền Nam khi đó cũng nhộn nhịp. Ở Mối tình đầu thì không có đậm nét, nhưng thời điểm đó, các phim khác của xưởng phim Giải Phóng và Nguyễn Đình Chiểu nở rộ. Chẳng hạn như Lý Huỳnh, ông đã có mấy vai diễn rất hay như ông Hai Cũ trong bộ phim cùng tên, ông Hai Lúa trong Vùng gió xoáy, đại úy Xăm trong Hòn Đất, hay đại úy Long trong Mùa gió chướng. Rẽ ngang về bộ phim này, là bộ phim rất lãng mạn của Hồng Sến, có những cảnh cán bộ nằm vùng đánh nhau với ngụy rất chi là giật gân. Trong phim này có mở bài Đại bác ru đêm của TCS, rồi có 2 nhân vật bình phẩm về bài hát - lúc ấy là cũng hơi bị mạnh dạn. Sự tham gia của các nghệ sĩ miền Nam (trong đó nhiều người đã thành danh trước 75) không thể nói là miễn cưỡng, mà phải nói là rất nhập cuộc, vì nhiều người đã có những vai diễn được yêu thích, dù sau này có nhiều người khi ra hải ngoại đã không muốn nhắc tới.
3. Chủ đề:
Nhưng cái hay của phim cũng là những cảnh đan xen "ánh sáng và bóng tối", phù hoa và rác rưởi! Bây giờ xem lại, những câu hỏi và bế tắc của Ba Duy vẫn không cũ, chỉ khác là thay đổi ngôn từ. Tuy vậy, chất lãng mạn hào hoa và chất thơ trong hình ảnh mấy nhân vật trẻ tuổi của năm 1977 có lẽ khó tái hiện trong thời nay. Cái làm nên sự "sáng bừng" và "quyến rũ" của hình tượng Ba Duy chẳng hạn, là cái chênh vênh không thực, cái khó nắm bắt, cái gì chưa giải đáp được hết nhưng đầy niềm tin (dĩ nhiên là nhà làm phim đã ngầm trả lời: có cách mạng, có giải phóng). Hôm rồi ở SG, xem TV chiếu phim Người đàn bà mộng du, có nhân vật của Lê Vũ Long đóng, cũng một mẫu đàn ông thư sinh đẹp trai hào hoa, nhưng cảm giác cực kỳ bế tắc và u ám. Phim đó quá nệ vào việc lột tả cảm giác của cô Qùy nhưng lại không đắp cho các mối quan hệ một sự gắn bó đủ sâu. Ở Mối tình đầu, các mối quan hệ có phần nhiều mang tính biểu tượng.
Tiến trình giác ngộ của các nhân vật được vẽ ra khá "biện chứng": đi từ những mâu thuẫn chung - giặc Mỹ và dân tộc, sự tha hóa và đạo đức; những mâu thuẫn riêng - sự bội ước, tan cửa nát nhà. Người giác ngộ không ai xa là bạn học, anh chị em gia đình. Người bạn học giác ngộ Ba Duy không thành công vì thuyết phục giáo điều, thiếu thẩm thấu (cho anh bạn này bị chết trong lúc tham gia tấn công lính Mỹ và MP có lẽ cũng nhằm minh họa cho một sự trả giá, hi sinh, nhằm đưa đến cho Ba Duy một câu trả lời dứt khoát), người chị thành công hơn, nhưng cũng phải dính đạn bị thương một chút. Ba Duy cũng không giác ngộ xuôi chiều, anh ta còn phải trải qua các kiếp nạn đủ 81 cái mới xong: bị đánh đập, bị sốc ma túy, người yêu bị chồng Mỹ đánh thuốc độc chết...
Xem những dòng phim có yếu tố tuyên truyền như Liên Xô hay Mỹ, thì cách triển khai ý tưởng như thế rất phổ biến. Với Mối tình đầu, một sản phẩm VN, bộ phim có cái duyên dáng của người chinh phục một địa hạt mới, từ những góc quay đầy tình cảm, cách diễn tươi mát của diễn viên, đến cái háo hức phô diễn một "đời sống lạ". Nhìn lại tổng thể, Mối tình đầu là phim của Thế Anh, nhưng cũng là phim của tuổi trẻ ngập ngừng day dứt với những giá trị cũ, như tấm ảnh poster phim Secret Ceremony (1968) với đôi mắt Liz Taylor và Mia Farrow treo trong phòng của Ba Duy được thu vào khuôn hình rất nhiều lần.
.
Nhân dịp 30-4, được tặng đĩa DVD "Mối tình đầu", mãi đến hôm nay mới xem. Đây là lần đầu tiên xem phim này, có khá nhiều phim thời trước hoặc đã xem không còn nhớ, nhưng đây thực sự là phim mình xem bằng ấn tượng mới hoàn toàn, không ảnh hưởng bởi trí nhớ hoặc review nào.
Bộ phim nếu theo cách nói bây giờ, là tập hợp cả một dàn sao của nền điện ảnh cách mạng VN:
- Thế Anh vai tướng cướp Ba Duy;
- Trà Giang vai Hai Lan, chị của Ba Duy, một chiến sĩ biệt động;
- Như Quỳnh vai Diễm Hương, mối tình đầu của Ba Duy;
- Lan Hương vai Út, em của Ba Duy (năm đó chắc mới 16 tuổi);
Ngoài ra còn có những nghệ sĩ miền Nam:
- Lý Huỳnh đóng một vai phụ, đàn em của Ba Duy.
- Robert Hải vai chồng Diễm Hương. Đây có lẽ là phim đầu tiên trong rất nhiều phim mà diễn viên VN nhưng có dòng máu Tây này đóng.
- Băng Châu (ca sĩ sau này ra hát ở hải ngoại) vai Điệp, cô gái từng yêu Ba Duy thời trẻ.
- nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết vai ba của Diễm Hương. Ông cùng vợ là ca sĩ Ngọc Cẩm từng là cặp song ca nổi danh của SG những năm 50-60, có con là ca sĩ Hồng Hạnh. Ông là tác giả nhiều ca khúc khá nổi tiếng (như Ai đi ngoài sương gió).
Những tác giả làm nên bộ phim cũng nổi tiếng:
- Đạo diễn Hải Ninh;
- Biên kịch Hoàng Tích Chỉ (được xem như làm thành cặp bài trùng với Hải Ninh, cùng với phim Em bé Hà Nội, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm);
- Quay phim Nguyễn Quang Tuấn (bác này quay cho một số phim khác như: Bài ca ra trận, Biệt động Sài Gòn, Làng Vũ Đại ngày ấy);
- Âm nhạc Hoàng Vân.
Nội dung phim không có gì đặc biệt, nhiều đoạn nặng tính tuyên truyền và minh họa. Kể sơ qua: Ba Duy yêu Diễm Hương, nhưng cha cô vỡ nợ, cô phải lấy một gã người Mỹ làm công việc mua bán trẻ mồ côi để cứu gia đình. Ba Duy hận đời, bỏ học, đi làm du đãng, từ chối tham gia phong trào sinh viên của người bạn. Chị gái Ba Duy là Hai Lan từ căn cứ trở về sau thời gian vắng nhà nhiều năm, cố gắng làm em mình tu tỉnh. Sau khi giúp chị và cơ sở của chị tấn công đánh bom một câu lạc bộ Mỹ, chứng kiến sự hi sinh của người bạn và chị mình bị thương, Ba Duy dần tỉnh ngộ. Nhưng phải sau khi gặp lại Diễm Hương, bắn chết tên Mỹ chồng cô và chứng kiến cô chết vì bị đánh thuốc độc của tên Mỹ, Ba Duy mới nhớ lại lời của Hai Lan và thức tỉnh thật sự.
Nội dung công thức như vậy nhưng phim đẹp, có cảm xúc và đạt được những tiêu chí làm nên một bộ phim lớn. Đó là những điều khá căn bản của điện ảnh:
1. Diễn viên:
- Vai Ba Duy đã giúp Thế Anh được giải Diễn viên xuất sắc nhất LHP VN lần thứ 5 (1980), và chắc hẳn vai này cũng sẽ xứng đáng đoạt giải ở một LHP khác của VN. Nói cũng thừa vì vai này và Thế Anh đã thành thần tượng một thời. Cách diễn nội tâm nhờ lợi thế gương mặt, ánh mắt, phom người đẹp dù đã 39 tuổi khi đó, cộng thêm việc vai diễn được tiết chế những lời lẽ khẩu hiệu, nên giờ xem vẫn thuyết phục. Điều đặc biệt là Thế Anh diễn tả được cái vẻ trong sáng trong cái lốt du đãng, công tử phong lưu nhưng cũng làm người ta chấp nhận là có tí "đồi bại". Một vẻ đẹp siêu thực hiếm hoi trong điện ảnh VN. Một diễn viên khác cũng rất đẹp là ông Trần Phương (sau là đạo diễn, ông có vai A Phủ, vai chồng chị Tư Hậu), nhưng ông này không để lại dấu ấn đặc biệt như Thế Anh hay Lâm Tới. Đánh giá vai Ba Duy: 5/5.
Thế Anh trong vai Ba Duy
Cùng với vợ là diễn viên Thu Hằng thời đóng kịch nói ở Hà Nội.
- Trà Giang xuất hiện hơi bí hiểm :-). Phải nói là vai Trà Giang khiến cho bộ phim này có hơi hướng phim "I am Cuba". Vai Hai Lan khiến người ta nghĩ đến một nữ sát thủ thoắt ẩn thoắt hiện, nếu không có những câu thoại "giáo dục" thì ra dáng đàn chị giang hồ.
Trà Giang năm đó 36 tuổi, vẫn rất đẹp, đóng hay nhưng cảm giác là để cô vào vai "hiện đại" làm người xem hơi ngỡ ngàng. Đánh giá: 4/5.
- Như Quỳnh: Trường đoạn đầu phim đậm đặc chất biểu hiện, như là phong cách phim Tarkovski hay Ingmar Bergman. Cả đoạn dài, không thoại, chỉ có tiếng ghita, quay đan xen đặc tả đôi mắt Thế Anh đầy căm hận trong lúc đang đánh đàn ghita với cảnh Như Quỳnh cùng Thế Anh trong rừng Đà Lạt. Như Quỳnh ở cảnh này mặc áo dài trắng, Thế Anh mặc áo sơ mi trắng, đuổi nhau ở dưới thác Prenn hay bắt bướm trên đồi thông, tuy công thức nhưng xem không sến. Có lẽ là nhờ cách quay phim chăm chút ánh sáng như kiểu Tân Hiện thực, và cái thần của diễn viên. Như Quỳnh vốn xuất thân là con nhà nòi cải lương (mẹ là nghệ sĩ Kim Xuân), lại từng học múa nên tạo hình cơ thể rất đẹp.
Như Quỳnh và Thế Anh trong Mối tình đầu.
Cặp Thế Anh-Như Quỳnh trong phim này có lẽ là một trong những cặp đẹp nhất trên phim ảnh VN. Như Quỳnh trong một số cảnh nhí nhảnh diễn rất đạt, nhưng những cảnh buồn thì có vẻ hơi đơn giản. Có lẽ vì vai Diễm Hương của Như Quỳnh cũng chẳng có nhiều đất (lúc đó Như Quỳnh vừa đoạt giải Nữ diễn viên XS LHP VN IV năm 1977 với vai Nết trong Đến hẹn lại lên, vai này có nhiều đất diễn hơn hẳn). Ngoại hình của Như Quỳnh, nhất là khuôn mặt, quá điển hình cho phụ nữ Bắc, nên vào vai tiểu thư Sài Gòn bị chênh. Đánh giá: 3/5.
2. Thời điểm:
LHP VN lần thứ 5 (1980) có lẽ là LHP thành công nhất của lịch sử Điện ảnh VN, xét theo tiêu chí tác phẩm để lại. LHP này có tới 3 Bông Sen Vàng, và đều là những phim thuộc loại hay nhất của VN đến giờ: Cánh đồng hoang, Những người đã gặp và Mẹ vắng nhà. Các phim khác dù Bông Sen Bạc cũng rất đáng nể, ngoài Mối tình đầu còn có Tội lỗi cuối cùng (có vai Hiền cá sấu của Phương Thanh, giải Nữ diễn viên chính XS nhất), Mùa gió chướng (phim của Hồng Sến, năm này ông được cả BSV lẫn BSB, phim này còn có giải Nữ DV cho Thùy Liên, giải Nam DV cho Lâm Tới cùng một giải nữa cho vai Ba Đô trong Cánh đồng hoang). Chú ý chút nữa thì có 2 phim có phần nhạc của Trịnh Công Sơn là Cánh đồng hoang và Tội lỗi cuối cùng.
Đáng ngạc nhiên vì đó cũng là những năm kinh tế khó khăn lên tới đỉnh điểm, nhưng các sản phẩm điện ảnh lại có sức sống nóng hổi. Dùng từ nóng hổi là vì người ta thấy diễn viên đi lại trên phim đầy sinh khí, nội dung dù nhiều tính tuyên truyền nhưng con người trong đó dạt dào tình yêu, hừng hực nhiệt tình. Trong bối cảnh đó, Mối tình đầu vừa hấp dẫn người xem về một cái tứ đã thành quen thuộc: bán mình chuộc cha, kẻ thù chung cũng là kẻ thủ riêng, lại là cái nhìn của người chiến thắng về một đoạn đường gian khổ đã qua, lại vừa dựng lại bối cảnh đô thị Sài Gòn với lối sống phù hoa, vốn khá là "ngon" với người dân đang vật lộn với khó khăn kinh tế, có gì đó vừa thèm muốn, vừa nuối tiếc. Nếu xem với ý thức về bối cảnh, ta phải nghĩ đến một tựa khác cho phim: Tuổi trẻ băn khoăn (bắt chước Herman Hesse!). Vì phim cũng không quá lộ liễu về "con đường của chị Hai Lan" như lời Ba Duy nói ở đoạn kết, nên xem như một lối để ngỏ. Những cảnh đua xe máy (toàn xe CD67 với Harley bóng lộn mà mê!), đường Sài Gòn phẳng lì, nhà lầu đá rửa, cửa gỗ bản lớn, biệt thự cây xanh, rồi những tấm poster phim Mia Farrow, Liz Taylor hay hình John-Paul, nhạc Mỹ xập xình... làm người xem ít tuổi khoái chí mơ mộng nhiều hơn là nhận thức về "chiều sâu" của lối sống chứ không phải là "bề mặt" (từ của nhân vật Hai Lan nói với em mình, nhưng tôi không chắc là người xem lúc ấy để ý đến). Chú ý là lúc Hai Lan gặp lại em mình ở nhà, đưa đẩy câu chuyện về nhận thức, tay Trà Giang cầm cuốn Buồn Nôn của J. Paul Sartre!
Thêm một chút vào đó là sự hợp tác của các nghệ sĩ miền Nam khi đó cũng nhộn nhịp. Ở Mối tình đầu thì không có đậm nét, nhưng thời điểm đó, các phim khác của xưởng phim Giải Phóng và Nguyễn Đình Chiểu nở rộ. Chẳng hạn như Lý Huỳnh, ông đã có mấy vai diễn rất hay như ông Hai Cũ trong bộ phim cùng tên, ông Hai Lúa trong Vùng gió xoáy, đại úy Xăm trong Hòn Đất, hay đại úy Long trong Mùa gió chướng. Rẽ ngang về bộ phim này, là bộ phim rất lãng mạn của Hồng Sến, có những cảnh cán bộ nằm vùng đánh nhau với ngụy rất chi là giật gân. Trong phim này có mở bài Đại bác ru đêm của TCS, rồi có 2 nhân vật bình phẩm về bài hát - lúc ấy là cũng hơi bị mạnh dạn. Sự tham gia của các nghệ sĩ miền Nam (trong đó nhiều người đã thành danh trước 75) không thể nói là miễn cưỡng, mà phải nói là rất nhập cuộc, vì nhiều người đã có những vai diễn được yêu thích, dù sau này có nhiều người khi ra hải ngoại đã không muốn nhắc tới.
3. Chủ đề:
Nhưng cái hay của phim cũng là những cảnh đan xen "ánh sáng và bóng tối", phù hoa và rác rưởi! Bây giờ xem lại, những câu hỏi và bế tắc của Ba Duy vẫn không cũ, chỉ khác là thay đổi ngôn từ. Tuy vậy, chất lãng mạn hào hoa và chất thơ trong hình ảnh mấy nhân vật trẻ tuổi của năm 1977 có lẽ khó tái hiện trong thời nay. Cái làm nên sự "sáng bừng" và "quyến rũ" của hình tượng Ba Duy chẳng hạn, là cái chênh vênh không thực, cái khó nắm bắt, cái gì chưa giải đáp được hết nhưng đầy niềm tin (dĩ nhiên là nhà làm phim đã ngầm trả lời: có cách mạng, có giải phóng). Hôm rồi ở SG, xem TV chiếu phim Người đàn bà mộng du, có nhân vật của Lê Vũ Long đóng, cũng một mẫu đàn ông thư sinh đẹp trai hào hoa, nhưng cảm giác cực kỳ bế tắc và u ám. Phim đó quá nệ vào việc lột tả cảm giác của cô Qùy nhưng lại không đắp cho các mối quan hệ một sự gắn bó đủ sâu. Ở Mối tình đầu, các mối quan hệ có phần nhiều mang tính biểu tượng.
Tiến trình giác ngộ của các nhân vật được vẽ ra khá "biện chứng": đi từ những mâu thuẫn chung - giặc Mỹ và dân tộc, sự tha hóa và đạo đức; những mâu thuẫn riêng - sự bội ước, tan cửa nát nhà. Người giác ngộ không ai xa là bạn học, anh chị em gia đình. Người bạn học giác ngộ Ba Duy không thành công vì thuyết phục giáo điều, thiếu thẩm thấu (cho anh bạn này bị chết trong lúc tham gia tấn công lính Mỹ và MP có lẽ cũng nhằm minh họa cho một sự trả giá, hi sinh, nhằm đưa đến cho Ba Duy một câu trả lời dứt khoát), người chị thành công hơn, nhưng cũng phải dính đạn bị thương một chút. Ba Duy cũng không giác ngộ xuôi chiều, anh ta còn phải trải qua các kiếp nạn đủ 81 cái mới xong: bị đánh đập, bị sốc ma túy, người yêu bị chồng Mỹ đánh thuốc độc chết...
Xem những dòng phim có yếu tố tuyên truyền như Liên Xô hay Mỹ, thì cách triển khai ý tưởng như thế rất phổ biến. Với Mối tình đầu, một sản phẩm VN, bộ phim có cái duyên dáng của người chinh phục một địa hạt mới, từ những góc quay đầy tình cảm, cách diễn tươi mát của diễn viên, đến cái háo hức phô diễn một "đời sống lạ". Nhìn lại tổng thể, Mối tình đầu là phim của Thế Anh, nhưng cũng là phim của tuổi trẻ ngập ngừng day dứt với những giá trị cũ, như tấm ảnh poster phim Secret Ceremony (1968) với đôi mắt Liz Taylor và Mia Farrow treo trong phòng của Ba Duy được thu vào khuôn hình rất nhiều lần.
.
Nhận xét
Ảnh đầu tiên của Thế Anh: great frame!
VMC: Em cũng đọc về chuyện đó, nhưng chắc dân mình "ham của lạ" nhiều là chính nhỉ? :-))
Phim VN hoi xua cung hay lam chu. Hoi do ma co rap chieu bong di dong ve, chieu may phim "Bao gio cho den thang 10", "Canh dong hoang" hay "Chi Dau", "Moi tinh dau"...thi troi oi, me danh nat dit cung tron di xem