Có một ngày như thế
.
Có một ngày, có một ngày như thế anh đi
Anh đi đâu về đâu?
Về cõi chiêm bao
Lìa những cơn đau
Hồn tuyết bao la mang theo
Lạnh giá con tim nương dâu
Anh đi đâu về đâu
Anh đi đâu về đâu
Có nhớ trong em từng ngày yêu dấu
Có biết trong em tình mãi bền lâu
Trong em mặt trời khô héo
Trong em ngày ấy vực sâu một đời
Có một ngày như thế anh đi
Anh đi đâu về đâu
Ngọn gió hư hao thổi suốt đêm thâu
Đời sẽ lênh đênh nơi nao
Cồn bãi hoang vu bạc đầu
Bạc đầu tôi đi
Có một ngày
Bạc đầu tôi đi tôi đi.
(1994)
Bài "Có một ngày như thế" viết kiểu Slow-Blues, nhấn nhá và nẩy, miết chữ, có vẻ là bài hát khá khác biệt với những bài quen biết của Trịnh Công Sơn. Hay đúng hơn, là một bài hình như không dành cho giọng hát Khánh Ly vốn quen thuộc với cách hát dàn đều âm lượng, các từ hát lên đều rõ ràng như nhau. Bài này có ca sĩ Thu Hà (hay hát nhạc tiền chiến với phong cách nhấn nhá kiểu Khánh Hà hồi những năm 90, thời cô này là số 1 về hát nhạc tiền chiến trên băng video của Hãng phim Trẻ) hát có lẽ là tốt nhất, đơn giản là vì cô hát có kịch tính, nhấn nhá và đôi chỗ miết, nuốt chữ để làm nhòe đi, làm cho những chỗ cao trào lên tông đắt hơn, làm cho bài hát có vẻ hiện đại.
Ở bài này, TCS không dùng những cặp song ý hay đối ngữ như sở trường, mà dùng kiểu tăng cấp, bồi ý. Cũng như thay vì các mệnh đề nhân quả "em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh", láy lại chi tiết đã nhắc ở lời 1 sang lời 2 như "đóa hoa hồng cài lên tóc mây"/"vùi quên trong tay"/"tàn hôn lên môi", thì trong "Có một ngày như thế", là những hình ảnh chỉ xuất hiện một lần, nối với nhau kiểu móc xích, tạo nên cảm giác dằn vặt và u uất, như dư âm một cuộc chia tay còn nhiều điều chưa giải quyết xong.
Cách vào đề thay vì từ tốn và mềm mại như đa số các bài hát khác của mình, TCS ngắt ra làm các câu ngắn gây chú ý luôn. Thử phân tích:
Có một ngày / có một ngày như thế / anh đi: vừa nhắc lại, vừa tăng cấp về trường độ lẫn cao độ, thử so sánh với kiểu vào đề tương ứng quen thuộc của TCS là nêu lên bối cảnh: Chiều nay em ra phố về, Ngày tháng nào đã ra đi, Trời còn làm mưa mưa rơi mênh mang... nhưng vì ngắt ra nên gây đột biến sớm, giống như bài Hành hương trên đồi cao (1962): Chiều lên / chiều lên / người vẫn âm thầm / gõ buồn gót chân.
Sang câu 2, thủ pháp trên lại được dùng lần nữa: Anh đi đâu, về đâu? Cả trạng thái được nâng lên, tạo sức căng, chờ đợi một lời giải đáp. Và đoạn nối tiếp này rất hiệu quả với những câu nhấn nhá. Nếu hai câu 3 và 4 (Về cõi chiêm bao / Lìa những cơn đau) ngắt hai chữ một với nốt đen chấm dôi như ngân nga, thì hai câu 5 và 6 (Hồn tuyết bao la mang theo / Lạnh giá con tim nương dâu) lại là một chuỗi 5 nốt móc đơn trước khi ngân bằng nốt cuối chấm dôi, tốc độ mau hơn hai câu trước. Điều này làm cho không khí có sự dùng dằng, dồn nén, để rồi hai câu cuối (7, 8) của đoạn nhạc A là giải phóng, nhưng bằng cách nhắc lại chủ đề: Anh đi đâu, về đâu (xuống Fa-Mi, như khựng lại tự hỏi thầm) và rồi hỏi lại Anh đi đâu, về đâu? (leo thang từ La lên Si qua Mí).
Sau đó là đoạn B, giảm dần về thăng bằng. Vậy là ngược với các bài hát hai đoạn nhạc quen thuộc, là lấy đoạn B làm cao trào, thì cao trào ở đây được cài ở kết A.
Bài "Có một ngày như thế" không phải là bài đình đám của TCS, và khách quan mà nói, hình như nó thiếu một cái gì đó để trở thành một "top hit". Nó có những hình ảnh đẹp, những từ rất thơ: "Hồn tuyết bao la", "con tim nương dâu", "ngọn gió hư hao", "cồn bãi bao la". Nhưng chưa đủ. Có lẽ là vì nó không xây dựng những hình ảnh siêu thực sum suê như rừng, chỉ đơn giản là than van về một nỗi chia lìa, ở đây như là chia lìa sống-chết, nên nó bàng bạc và chia sẻ cái tính bàng bạc ấy với các ca khúc nhạc trẻ thời những năm 90. Cách xây dựng hình ảnh lại không mấy giống với phong cách quen tai của cùng tác giả, không dùng các biểu tượng tôn giáo hay các "mã" ký hiệu như "mây và tóc em bay", "chiều gió lộng" hay quê hương, thân phận... Nên có lẽ không được chú ý mấy.
Xem bản nhạc ở đây: http://www.tcs-home.org/songs/titles/CoMotNgay.
Nghe các ca sĩ hát:
Thu Hà (1994)
Trịnh Vĩnh Trinh (1995)
Vũ Khanh (200x)
Khánh Ly (2009):
.
Có một ngày, có một ngày như thế anh đi
Anh đi đâu về đâu?
Về cõi chiêm bao
Lìa những cơn đau
Hồn tuyết bao la mang theo
Lạnh giá con tim nương dâu
Anh đi đâu về đâu
Anh đi đâu về đâu
Có nhớ trong em từng ngày yêu dấu
Có biết trong em tình mãi bền lâu
Trong em mặt trời khô héo
Trong em ngày ấy vực sâu một đời
Có một ngày như thế anh đi
Anh đi đâu về đâu
Ngọn gió hư hao thổi suốt đêm thâu
Đời sẽ lênh đênh nơi nao
Cồn bãi hoang vu bạc đầu
Bạc đầu tôi đi
Có một ngày
Bạc đầu tôi đi tôi đi.
(1994)
Bài "Có một ngày như thế" viết kiểu Slow-Blues, nhấn nhá và nẩy, miết chữ, có vẻ là bài hát khá khác biệt với những bài quen biết của Trịnh Công Sơn. Hay đúng hơn, là một bài hình như không dành cho giọng hát Khánh Ly vốn quen thuộc với cách hát dàn đều âm lượng, các từ hát lên đều rõ ràng như nhau. Bài này có ca sĩ Thu Hà (hay hát nhạc tiền chiến với phong cách nhấn nhá kiểu Khánh Hà hồi những năm 90, thời cô này là số 1 về hát nhạc tiền chiến trên băng video của Hãng phim Trẻ) hát có lẽ là tốt nhất, đơn giản là vì cô hát có kịch tính, nhấn nhá và đôi chỗ miết, nuốt chữ để làm nhòe đi, làm cho những chỗ cao trào lên tông đắt hơn, làm cho bài hát có vẻ hiện đại.
Ở bài này, TCS không dùng những cặp song ý hay đối ngữ như sở trường, mà dùng kiểu tăng cấp, bồi ý. Cũng như thay vì các mệnh đề nhân quả "em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh", láy lại chi tiết đã nhắc ở lời 1 sang lời 2 như "đóa hoa hồng cài lên tóc mây"/"vùi quên trong tay"/"tàn hôn lên môi", thì trong "Có một ngày như thế", là những hình ảnh chỉ xuất hiện một lần, nối với nhau kiểu móc xích, tạo nên cảm giác dằn vặt và u uất, như dư âm một cuộc chia tay còn nhiều điều chưa giải quyết xong.
Cách vào đề thay vì từ tốn và mềm mại như đa số các bài hát khác của mình, TCS ngắt ra làm các câu ngắn gây chú ý luôn. Thử phân tích:
Có một ngày / có một ngày như thế / anh đi: vừa nhắc lại, vừa tăng cấp về trường độ lẫn cao độ, thử so sánh với kiểu vào đề tương ứng quen thuộc của TCS là nêu lên bối cảnh: Chiều nay em ra phố về, Ngày tháng nào đã ra đi, Trời còn làm mưa mưa rơi mênh mang... nhưng vì ngắt ra nên gây đột biến sớm, giống như bài Hành hương trên đồi cao (1962): Chiều lên / chiều lên / người vẫn âm thầm / gõ buồn gót chân.
Sang câu 2, thủ pháp trên lại được dùng lần nữa: Anh đi đâu, về đâu? Cả trạng thái được nâng lên, tạo sức căng, chờ đợi một lời giải đáp. Và đoạn nối tiếp này rất hiệu quả với những câu nhấn nhá. Nếu hai câu 3 và 4 (Về cõi chiêm bao / Lìa những cơn đau) ngắt hai chữ một với nốt đen chấm dôi như ngân nga, thì hai câu 5 và 6 (Hồn tuyết bao la mang theo / Lạnh giá con tim nương dâu) lại là một chuỗi 5 nốt móc đơn trước khi ngân bằng nốt cuối chấm dôi, tốc độ mau hơn hai câu trước. Điều này làm cho không khí có sự dùng dằng, dồn nén, để rồi hai câu cuối (7, 8) của đoạn nhạc A là giải phóng, nhưng bằng cách nhắc lại chủ đề: Anh đi đâu, về đâu (xuống Fa-Mi, như khựng lại tự hỏi thầm) và rồi hỏi lại Anh đi đâu, về đâu? (leo thang từ La lên Si qua Mí).
Sau đó là đoạn B, giảm dần về thăng bằng. Vậy là ngược với các bài hát hai đoạn nhạc quen thuộc, là lấy đoạn B làm cao trào, thì cao trào ở đây được cài ở kết A.
Bài "Có một ngày như thế" không phải là bài đình đám của TCS, và khách quan mà nói, hình như nó thiếu một cái gì đó để trở thành một "top hit". Nó có những hình ảnh đẹp, những từ rất thơ: "Hồn tuyết bao la", "con tim nương dâu", "ngọn gió hư hao", "cồn bãi bao la". Nhưng chưa đủ. Có lẽ là vì nó không xây dựng những hình ảnh siêu thực sum suê như rừng, chỉ đơn giản là than van về một nỗi chia lìa, ở đây như là chia lìa sống-chết, nên nó bàng bạc và chia sẻ cái tính bàng bạc ấy với các ca khúc nhạc trẻ thời những năm 90. Cách xây dựng hình ảnh lại không mấy giống với phong cách quen tai của cùng tác giả, không dùng các biểu tượng tôn giáo hay các "mã" ký hiệu như "mây và tóc em bay", "chiều gió lộng" hay quê hương, thân phận... Nên có lẽ không được chú ý mấy.
Xem bản nhạc ở đây: http://www.tcs-home.org/songs/titles/CoMotNgay.
Nghe các ca sĩ hát:
Thu Hà (1994)
Trịnh Vĩnh Trinh (1995)
Vũ Khanh (200x)
Khánh Ly (2009):
.
Nhận xét
có vẻ như bác TQ hơi tốn công phân tích thủ pháp cho một bài mà tớ thấy vào loại dở nhất của TCS, không chỉ sến mà còn nhạt và đuối, các chữ dùng đều sáo và nhàm.
anyway, phân tích hay lắm :-)