Hợp âm phố phường của Hồ Anh Thái
Đến giờ, người ta đã
quen với việc Hồ Anh Thái đều đặn ra sách. Sách dày dặn, trên dưới 300
trang, và nhiều phần trong số đó thuộc thể loại đang hiếm hoi thành quả
trong văn học Việt Nam: tiểu thuyết. Có một ý thức về lao động viết nơi
nhà văn này, cho dù ông ở đâu, như một tham vọng khám phá lật qua lật
lại các sự biến của xã hội dưới một giọng văn tỉnh táo, nhiều “mảng
miếng”.
Cuốn sách mới nhất của Hồ Anh Thái có cái tên mang phong cách “tên dài” khá là phổ biến hiện nay trên thế giới: SBC là săn bắt chuột (SBC). Thật ra 5 từ là vừa phải, nhưng 7 âm tiết khi đọc lên thì thành dài, như tương ứng với tên các chương trong sách: “Ai quá lứa lỡ thì đừng đọc chương này, Ai sợ bãi tha ma đừng đọc chương này”… Đây có vẻ là một dụng công để hô ứng với cách viết những câu chuyện móc xích vào nhau, những chi tiết ăm ắp cái này xô cái kia mà chạy.
Kỹ thuật này Hồ Anh Thái đã sử dụng từ những cuốn văn xuôi nhiều năm trước như Người Ấn hay Cõi người rung chuông tận thế. Mỗi nhà văn có một bút pháp để ghi dấu ấn, và Hồ Anh Thái có vẻ như đặt hẳn hai chân vào lối viết này. Ngay cả dòng truyện có cảm xúc tự sự hơn như những truyện về cuộc đời Đức Phật hay Sông cạn gần đây, cũng vẫn nắm lấy kỹ thuật đan cài chồng ý, tùy lúc mà đẩy lên bề mặt ngôn từ hay nhòe mờ đi.
Điều đáng quan tâm là việc khai thác chất liệu từ những “sự biến” đời sống gần cận ta, mang tính thời sự cao độ vì ai chăm theo dõi báo chí là rõ cả. Các mẫu nhân vật của Hồ Anh Thái dù đổi tên thành cô Báo, chú Thơ, ông Cốp, Luật Sư, Đại Gia… thì cái chân dung người thực ngoài đời ấy vẫn lồ lộ, điều này vẫn có vẻ hiếm hoi vì đa phần nhà văn Việt Nam ưa phiếm chỉ và không tạo cho nhân vật những lý lịch sinh động đến thế.
Đó là cái rắn tay của tác giả SBC. Trong một xã hội ưa nói ngọt, hay tung hỏa mù bằng những nỉ non đạo đức trên các phương tiện truyền thông để che đậy những sự thật băng hoại, thì những liều “tính sổ” này xem ra cần thiết. Có điều, việc bào chế của thầy thuốc Hồ Anh Thái không phải lúc nào cũng tỏ ra hiệu nghiệm. Sự tỉnh táo chăm chút cho các bài thuốc này lại khiến nhiều chỗ văn kém duyên. Sự động não của người đọc không quyết định người ta thích cuốn sách hay không. Thuốc kháng sinh thì ai cũng biết, uống dền dền là nhờn.
SBC xét về mặt tác phẩm là một cuốn ghi nhận sự tiến triển về bút pháp của Hồ Anh Thái, tăng cường sự phức hợp của các dữ kiện làm nên hệ thống nhân vật. Bản thân nội dung là một tuyến truyện với nhiều ngõ ngách đổ về, nhưng cũng có thể coi đây là một khung cảnh đời sống hiện nay với cả chục hồ sơ nhân vật. Nó tựa như một ngã tư Hà Nội, xe cộ đi lại mất trật tự, nhưng người nào, xe nào cũng tìm được cái đích của mình. Nó có độ vang của hợp âm phố phường, sự bề bộn lộn xộn với người này là nỗi tra tấn, với người khác lại có sức mê hoặc khó cưỡng. Hồ Anh Thái dường như không che giấu mình thuộc về nhóm người thứ hai.
SBC mặc dù có vẻ hài hước, nhưng đọc cũng không dễ mà cười. Bắt chước tác giả, người viết bài này cũng kết bằng một câu dài: “Ai thích tấu hài thì đừng đọc sách này”.
(Báo Thanh Niên)
Cuốn sách mới nhất của Hồ Anh Thái có cái tên mang phong cách “tên dài” khá là phổ biến hiện nay trên thế giới: SBC là săn bắt chuột (SBC). Thật ra 5 từ là vừa phải, nhưng 7 âm tiết khi đọc lên thì thành dài, như tương ứng với tên các chương trong sách: “Ai quá lứa lỡ thì đừng đọc chương này, Ai sợ bãi tha ma đừng đọc chương này”… Đây có vẻ là một dụng công để hô ứng với cách viết những câu chuyện móc xích vào nhau, những chi tiết ăm ắp cái này xô cái kia mà chạy.
Kỹ thuật này Hồ Anh Thái đã sử dụng từ những cuốn văn xuôi nhiều năm trước như Người Ấn hay Cõi người rung chuông tận thế. Mỗi nhà văn có một bút pháp để ghi dấu ấn, và Hồ Anh Thái có vẻ như đặt hẳn hai chân vào lối viết này. Ngay cả dòng truyện có cảm xúc tự sự hơn như những truyện về cuộc đời Đức Phật hay Sông cạn gần đây, cũng vẫn nắm lấy kỹ thuật đan cài chồng ý, tùy lúc mà đẩy lên bề mặt ngôn từ hay nhòe mờ đi.
Điều đáng quan tâm là việc khai thác chất liệu từ những “sự biến” đời sống gần cận ta, mang tính thời sự cao độ vì ai chăm theo dõi báo chí là rõ cả. Các mẫu nhân vật của Hồ Anh Thái dù đổi tên thành cô Báo, chú Thơ, ông Cốp, Luật Sư, Đại Gia… thì cái chân dung người thực ngoài đời ấy vẫn lồ lộ, điều này vẫn có vẻ hiếm hoi vì đa phần nhà văn Việt Nam ưa phiếm chỉ và không tạo cho nhân vật những lý lịch sinh động đến thế.
Đó là cái rắn tay của tác giả SBC. Trong một xã hội ưa nói ngọt, hay tung hỏa mù bằng những nỉ non đạo đức trên các phương tiện truyền thông để che đậy những sự thật băng hoại, thì những liều “tính sổ” này xem ra cần thiết. Có điều, việc bào chế của thầy thuốc Hồ Anh Thái không phải lúc nào cũng tỏ ra hiệu nghiệm. Sự tỉnh táo chăm chút cho các bài thuốc này lại khiến nhiều chỗ văn kém duyên. Sự động não của người đọc không quyết định người ta thích cuốn sách hay không. Thuốc kháng sinh thì ai cũng biết, uống dền dền là nhờn.
SBC xét về mặt tác phẩm là một cuốn ghi nhận sự tiến triển về bút pháp của Hồ Anh Thái, tăng cường sự phức hợp của các dữ kiện làm nên hệ thống nhân vật. Bản thân nội dung là một tuyến truyện với nhiều ngõ ngách đổ về, nhưng cũng có thể coi đây là một khung cảnh đời sống hiện nay với cả chục hồ sơ nhân vật. Nó tựa như một ngã tư Hà Nội, xe cộ đi lại mất trật tự, nhưng người nào, xe nào cũng tìm được cái đích của mình. Nó có độ vang của hợp âm phố phường, sự bề bộn lộn xộn với người này là nỗi tra tấn, với người khác lại có sức mê hoặc khó cưỡng. Hồ Anh Thái dường như không che giấu mình thuộc về nhóm người thứ hai.
SBC mặc dù có vẻ hài hước, nhưng đọc cũng không dễ mà cười. Bắt chước tác giả, người viết bài này cũng kết bằng một câu dài: “Ai thích tấu hài thì đừng đọc sách này”.
(Báo Thanh Niên)
Nhận xét