Cự Đà (3)
.
Mặc dù nhà kiểu truyền thống còn khá nhiều, nhưng người dân ở dây cũng không thích lắm. Xem ra nhà mái bằng vẫn được coi là oách hơn. Ít nhất thì nó giải quyết được mặt bằng để phơi miến hoặc các loại sản phẩm nghề phụ.
Một ngôi nhà đẹp là nhà ông Sinh ở một xóm giữa làng (nhiều quá, giờ quên). Ông cũng thật thà, nói nhiều người Tây đến chụp ảnh ở đây, ông cũng chỉ là chủ nhà được 40 năm, khi về còn nguyên cái nhà kiểu Tây và nhà kiểu cổ đối diện nhau qua cái sân. Nhưng hồi trước có biết là quý đâu nên cũng chẳng giữ. Giờ cái nhà Tây thì cũng còn lại tương đối, nhà cổ còn thấy những bức chạm có thiếp vàng lộng lẫy nhưng ngăn một nửa làm kho, một nửa làm chuồng lợn.
Trên là cái trán tường, có gắn đĩa sứ và các mảnh sứ ghép, giống như phong cách nhà ông Thắng và ông Tường đã giới thiệu.
Có hàng chữ Hán thể Thảo đắp nổi ở chái nhà, giờ ở chỗ gác bếp. Dưới là hình bông hoa bí, có cái nồi và bếp ga án ngữ.
Nhân tiện, lấy lại hình chụp cận trang trí ở một số nhà đã giới thiệu. Trên là bát tiên quá hải ở mặt tiền nhà ông Thắng ở xóm Hiếu Đễ.
Tổ hợp trang trí rất chi là Ba-rốc!
Xem lại con chó đá nằm bẹp ở lối xóm Con Cóc. Trông hơi giống chó sói.
Nhà đối diện, cũng có sàn gạch hoa thời Pháp và hoa sắt kiểu Art Deco những năm 1930. Căn nhà xây cũng kiểu vuông thành sắc cạnh, chỉ một số chi tiết trang trí tối giản - mặc dù không lộng lẫy nhưng phản ánh khả năng sử dụng đến nơi đến chốn ngôn ngữ kiến trúc đương thời.
Cái tay nắm ngăn kéo cũng hơi hướm Tây.
Đứng trên nóc "hiên Tây" nhà ông Sinh thì thấy những loại nhà truyền thống còn nguyên vẹn khá nhiều trong làng. Cây xanh chỉ có ở những nhà ngoài rìa.
Xuống cuối làng có xóm Ba Gang. Không hiểu tên thế nghĩa là gì, nhưng có mấy nhà khá đặc biệt. Ngôi nhà này nhìn ngoài cũng khá giống một số biệt thự ở HN và SG.
Nhất là cái hiên xây hẳn ra, có bộ bàn ghế kiểu bàn tròn, ghế lưng mặt đá, đốt trúc, tay cuốn, trước lại có bể cảnh rất điền viên. Cảm tưởng như gặp một cái nhà trong phố.
Dấu ấn Á Đông còn ở bộ tranh kính Bát Tiên quá hải. Một cái đã bị vỡ do hôm mưa vừa rồi. Ông chủ nói ngày xưa đối diện là ngôi nhà ba gian hai chái cổ, nhưng thời năm 80 đã phá đi để xây một cái nhà mái bằng nhằm dùng làm nơi sản xuất nghề phụ (làm tương, miến). Giờ cái nhà đó chả khác một cái đống phế liệu xà bần, không dùng được việc gì.
Đi sâu vào trong xóm Ba Gang thì phát hiện ra một cái nhà, có lẽ là ấn tượng nhất làng về mặt không gian. Tiếc rằng đã tối nên không kịp chụp được nhiều.
Nhà hình chữ L, gồm nhà chính có mặt tiền hoành tráng như một cái phủ của viên quan nào đấy. Mái chồng diêm có lẽ là duy nhất ở làng này, còn cái lầu kia chắc để trang trí.
Bên cạnh là dãy nhà 2 tầng, âm u và bí hiểm. Lối vào đi ở cái gian ngoài cùng, bên ngoài hiên đón có mái cong che như cái nhà kiểu Tàu. Hơi giống kiểu Đèn lồng đỏ treo cao hay những phim kiểu danh gia vọng tộc!
Nhà cũng có nội thất giống mấy nhà đã qua, cao ráo, trầm mặc.
Đi ra ngoài hiên mới phát hiện ra là hàng hiên cũng có mái cong và vì kèo chạm rỗng giống nhà ở xóm Con Cóc đã vào. Nhà này vì hàng hiên và hành lang rộng nên gây cảm giác khá mênh mông. Sàn lại lát gạch hoa quả trám nên càng gây cảm giác rộng hơn bình thường, giống như một cái trường học Pháp xây hiện còn ở HN.
Nhìn từ trên tầng 2 nhà ngang xuống sân.
Mọi thứ cũng không còn lành lặn nhưng vẫn gây cảm giác to lớn. Cũng vì nó cũ kỹ và tăm tối nên gây bí hiểm hơn.
Bối cảnh thật xi-nê.
Gạch hoa quả trám bây giờ ít ai dùng, màu cũng khá kiêu kỳ vì chỉ là màu đen và ghi xanh.
Hành lang tầng hai hun hút, những cái phòng trống hoác với mấy cây cột Ionic giá trau chuốt thì chả kém gì một biệt thự đình đám ở HN dùng làm nhà hàng.
Cuộc đời của một ngôi nhà không lẽ chỉ đẹp khi tàn tạ thế này thôi sao? Tính thiết thực, công năng chóng mất đi thật.
.
Mặc dù nhà kiểu truyền thống còn khá nhiều, nhưng người dân ở dây cũng không thích lắm. Xem ra nhà mái bằng vẫn được coi là oách hơn. Ít nhất thì nó giải quyết được mặt bằng để phơi miến hoặc các loại sản phẩm nghề phụ.
Một ngôi nhà đẹp là nhà ông Sinh ở một xóm giữa làng (nhiều quá, giờ quên). Ông cũng thật thà, nói nhiều người Tây đến chụp ảnh ở đây, ông cũng chỉ là chủ nhà được 40 năm, khi về còn nguyên cái nhà kiểu Tây và nhà kiểu cổ đối diện nhau qua cái sân. Nhưng hồi trước có biết là quý đâu nên cũng chẳng giữ. Giờ cái nhà Tây thì cũng còn lại tương đối, nhà cổ còn thấy những bức chạm có thiếp vàng lộng lẫy nhưng ngăn một nửa làm kho, một nửa làm chuồng lợn.
Trên là cái trán tường, có gắn đĩa sứ và các mảnh sứ ghép, giống như phong cách nhà ông Thắng và ông Tường đã giới thiệu.
Có hàng chữ Hán thể Thảo đắp nổi ở chái nhà, giờ ở chỗ gác bếp. Dưới là hình bông hoa bí, có cái nồi và bếp ga án ngữ.
Nhân tiện, lấy lại hình chụp cận trang trí ở một số nhà đã giới thiệu. Trên là bát tiên quá hải ở mặt tiền nhà ông Thắng ở xóm Hiếu Đễ.
Tổ hợp trang trí rất chi là Ba-rốc!
Xem lại con chó đá nằm bẹp ở lối xóm Con Cóc. Trông hơi giống chó sói.
Nhà đối diện, cũng có sàn gạch hoa thời Pháp và hoa sắt kiểu Art Deco những năm 1930. Căn nhà xây cũng kiểu vuông thành sắc cạnh, chỉ một số chi tiết trang trí tối giản - mặc dù không lộng lẫy nhưng phản ánh khả năng sử dụng đến nơi đến chốn ngôn ngữ kiến trúc đương thời.
Cái tay nắm ngăn kéo cũng hơi hướm Tây.
Đứng trên nóc "hiên Tây" nhà ông Sinh thì thấy những loại nhà truyền thống còn nguyên vẹn khá nhiều trong làng. Cây xanh chỉ có ở những nhà ngoài rìa.
Xuống cuối làng có xóm Ba Gang. Không hiểu tên thế nghĩa là gì, nhưng có mấy nhà khá đặc biệt. Ngôi nhà này nhìn ngoài cũng khá giống một số biệt thự ở HN và SG.
Nhất là cái hiên xây hẳn ra, có bộ bàn ghế kiểu bàn tròn, ghế lưng mặt đá, đốt trúc, tay cuốn, trước lại có bể cảnh rất điền viên. Cảm tưởng như gặp một cái nhà trong phố.
Dấu ấn Á Đông còn ở bộ tranh kính Bát Tiên quá hải. Một cái đã bị vỡ do hôm mưa vừa rồi. Ông chủ nói ngày xưa đối diện là ngôi nhà ba gian hai chái cổ, nhưng thời năm 80 đã phá đi để xây một cái nhà mái bằng nhằm dùng làm nơi sản xuất nghề phụ (làm tương, miến). Giờ cái nhà đó chả khác một cái đống phế liệu xà bần, không dùng được việc gì.
Đi sâu vào trong xóm Ba Gang thì phát hiện ra một cái nhà, có lẽ là ấn tượng nhất làng về mặt không gian. Tiếc rằng đã tối nên không kịp chụp được nhiều.
Nhà hình chữ L, gồm nhà chính có mặt tiền hoành tráng như một cái phủ của viên quan nào đấy. Mái chồng diêm có lẽ là duy nhất ở làng này, còn cái lầu kia chắc để trang trí.
Bên cạnh là dãy nhà 2 tầng, âm u và bí hiểm. Lối vào đi ở cái gian ngoài cùng, bên ngoài hiên đón có mái cong che như cái nhà kiểu Tàu. Hơi giống kiểu Đèn lồng đỏ treo cao hay những phim kiểu danh gia vọng tộc!
Nhà cũng có nội thất giống mấy nhà đã qua, cao ráo, trầm mặc.
Đi ra ngoài hiên mới phát hiện ra là hàng hiên cũng có mái cong và vì kèo chạm rỗng giống nhà ở xóm Con Cóc đã vào. Nhà này vì hàng hiên và hành lang rộng nên gây cảm giác khá mênh mông. Sàn lại lát gạch hoa quả trám nên càng gây cảm giác rộng hơn bình thường, giống như một cái trường học Pháp xây hiện còn ở HN.
Nhìn từ trên tầng 2 nhà ngang xuống sân.
Mọi thứ cũng không còn lành lặn nhưng vẫn gây cảm giác to lớn. Cũng vì nó cũ kỹ và tăm tối nên gây bí hiểm hơn.
Bối cảnh thật xi-nê.
Gạch hoa quả trám bây giờ ít ai dùng, màu cũng khá kiêu kỳ vì chỉ là màu đen và ghi xanh.
Hành lang tầng hai hun hút, những cái phòng trống hoác với mấy cây cột Ionic giá trau chuốt thì chả kém gì một biệt thự đình đám ở HN dùng làm nhà hàng.
Cuộc đời của một ngôi nhà không lẽ chỉ đẹp khi tàn tạ thế này thôi sao? Tính thiết thực, công năng chóng mất đi thật.
.
Nhận xét
Ah, TQ còn chưa để ý đến hai con cóc bằng đá à?
Chào TQ, Bài viết của bạn thật tuyệt vời, thật may mắn khi tôi đọc được bài viết này.
Bạn có thể cho tôi số ĐT của bạn để khi nào tôi sẽ tổ chức 1 chuyến du lịch gồm toàn các Đại gia và hy vọng bạn sẽ là hướng dẫn viên tuyệt vời nhất.
Số ĐT của mình là : 090.2222.789
Email: haitienvn@yahoo.com