Mặc như sao
.
Lẽ ra không được viết blog (đang nợ rất nhiều, thực ra là cắn rứt lương tâm là chính), nhưng nghĩ, ờ, đời là đời của mình, viết gì thì viết, nhịn để làm gì. Cái gì nặn ra được thì nặn.
Dạo này ngó nghiêng văn học Anh, phim Anh hơi nhiều nhiều. Hôm trước có vé phim của Hội đồng Anh, chiếu Looking for Eric, thấy nói về bóng đá với MU, rủ thằng cháu đi. Nó vốn là fan của MU. Phim gần 2 tiếng, có Eric Cantona đóng, cũng dí dỏm, nhưng thú thực là mình ngủ gật mấy chỗ vì mệt hay sao ấy. Đến giờ mình kết luận được rằng, phim Anh thì xem bằng màn hình TV ở nhà thú hơn là ra rạp lớn (trừ Harry Potter thì lai Mỹ rồi), truyện Anh thì đọc gật gù bên gối hay uống trà nhấm nháp chứ không đọc ào ào được. Tất nhiên bóng đá Anh thì khác, càng đông càng nhộn.
Hôm nay vừa mới xem hai phim Anh liền là Elizabeth và The Avengers, thấy cũng thú vị mà không rõ tại sao review trên imdb với rotten tomatoes lại bad thế. Thích cái không gian rất thanh lịch kiểu Anh, thích những kiểu sci-fi mang màu sắc art-deco cơ khí mới đầu thế kỷ. Và thích nhất là Uma Thurman, với những bộ quần áo đẹp ghê gớm. Có lẽ cô này là diễn viên ăn mặc đẹp nhất trên phim, từ mấy phim đóng với John Travolta, phim của Quentin Tarantino, chuyên trị những vai kỳ dị. Cô này có đôi mắt xa nhau dị thường.
Hóa ra Elizabeth này là phim trước của The Golden Age mà mình đã xem. The Golden Age thì lộng lẫy hơn, nhưng cảm giác Cate Blanchet đóng lúc này (2007) hơi ý thức rõ về thành công và tầm cỡ của mình nên đóng ít cảm xúc hơn Elizabeth (1998). Nói chung các phim cổ trang có nhiều tình tiết chắc cũng thêu dệt cho gay cấn, đánh bóng các nhân vật lịch sử chính diện cho đẹp lòng dân, kiểu ngọc nào chả có vết, miễn là vì dân vì nước. Phim này có Daniel Craig đóng một vai cha cố, nói được có ba câu, cầm đá đập chết một thằng và rồi cũng bị đập đến chết - một vai phụ của phụ. Thế mới biết để lên sao hạng nhất, chỉ cần vài bước và một vài năm bản lề cùng những cách thức tiếp thị. Gần chục năm sau, thành James Bond ầm ĩ rồi. Không biết bọn Anh với Mỹ đã ấm chỗ đẳng cấp có dè bỉu anh này khi mới nổi là "đồ cóc nhái nhảy lên làm người" không nhỉ, thấy có đợt rộ lên tẩy chay Bond mới. Hay đấy là thủ thuật PR ngược? Dân Úc thành công trong điện ảnh đâu có mới.
Phim Munich có anh này đóng, cùng một anh người Úc khác là Eric Bana, nhưng lại vào vai người Do Thái, nhân viên Mossac gì đấy, cũng vai phụ. Phim về đề tài khủng bố, ám sát với bạo lực, nhưng ôi thôi, các anh này từ đầu đến cuối phim ăn mặc đẹp kinh dị như người mẫu CK với lại Prada. Đi ám sát mà dàn hàng ngang trên đường năm sáu ông, mặc toàn jacket với vest nhung, chả khác kiểu Sex and the City bốn chị vung vẩy trên vỉa hè New York. Một chị bạn kêu, sao bọn Mỹ cứ toàn mặc áo dệt kim sát cổ bên trong áo sơmi, mà cứ là phải hở ra để thấy cái cổ áo trong, đến tởm. Bọn Mỹ nghĩ đàn ông không mặc áo mayô trắng sát cổ trong áo sơmi thì cũng như đàn bà không mặc bras ấy. Mà diễu bao nhiêu phim, cứ hễ các ông bố tốt với nhân viên văn phòng là sẽ màn làm việc vất vả, ngả người ra ghế xoay, nới lỏng cà-vạt, tèn tén ten, hở ra cái "bra" trắng trắng sát cổ liền. Ợ.
Nhưng Munich thì bối cảnh toàn châu Âu những năm 70-80, toàn áo body với quần ống vẩy. Mẹ kiếp, diễn viên toàn cao 1m90, mặc cái gì chả đẹp. Eric Bana chưa thấy đóng phim nào gọi là xuất sắc cả, anh này cũng chỉ như một kiểu tóc vàng mặc quần, đẹp trai mà mặt chỉ một kiểu cảm xúc. Xem The other Boleyn girl, đóng Henry VIII chán quá (cũng tại vì phim này xử lý mối quan hệ của ông vua này với các bà vợ dở). Phim Munich này, lẽ ra phải cho cái giải costume design là cùng, chứ đề cử phim hay nhất thì hơi quá. Chẹp, áo cổ lọ màu xanh hải quân bên trong, áo sơmi chấm bi, rồi khoác áo vest nhung túi có nắp, đội mũ beret (không hiểu cái mũ có cái lưỡi gọi là gì, không phải kêpi), vai khoác túi da, mắt to cảnh giác thì ít, đượm buồn thì nhiều, diễu qua diễu lại mấy cái phố lát đá, y sì quảng cáo trên tạp chí hay là cửa kính trưng bày shop thời trang ở Parkson.
Nghĩ thử làm hàng nhái, xem có giống các anh Brad Pitt dẫn con đi dạo phố không:
Bị bảo giống cò đất, thôi lấy cái nữa kiểu như biết paparazzi phục.
.
Lẽ ra không được viết blog (đang nợ rất nhiều, thực ra là cắn rứt lương tâm là chính), nhưng nghĩ, ờ, đời là đời của mình, viết gì thì viết, nhịn để làm gì. Cái gì nặn ra được thì nặn.
Dạo này ngó nghiêng văn học Anh, phim Anh hơi nhiều nhiều. Hôm trước có vé phim của Hội đồng Anh, chiếu Looking for Eric, thấy nói về bóng đá với MU, rủ thằng cháu đi. Nó vốn là fan của MU. Phim gần 2 tiếng, có Eric Cantona đóng, cũng dí dỏm, nhưng thú thực là mình ngủ gật mấy chỗ vì mệt hay sao ấy. Đến giờ mình kết luận được rằng, phim Anh thì xem bằng màn hình TV ở nhà thú hơn là ra rạp lớn (trừ Harry Potter thì lai Mỹ rồi), truyện Anh thì đọc gật gù bên gối hay uống trà nhấm nháp chứ không đọc ào ào được. Tất nhiên bóng đá Anh thì khác, càng đông càng nhộn.
Hôm nay vừa mới xem hai phim Anh liền là Elizabeth và The Avengers, thấy cũng thú vị mà không rõ tại sao review trên imdb với rotten tomatoes lại bad thế. Thích cái không gian rất thanh lịch kiểu Anh, thích những kiểu sci-fi mang màu sắc art-deco cơ khí mới đầu thế kỷ. Và thích nhất là Uma Thurman, với những bộ quần áo đẹp ghê gớm. Có lẽ cô này là diễn viên ăn mặc đẹp nhất trên phim, từ mấy phim đóng với John Travolta, phim của Quentin Tarantino, chuyên trị những vai kỳ dị. Cô này có đôi mắt xa nhau dị thường.
Hóa ra Elizabeth này là phim trước của The Golden Age mà mình đã xem. The Golden Age thì lộng lẫy hơn, nhưng cảm giác Cate Blanchet đóng lúc này (2007) hơi ý thức rõ về thành công và tầm cỡ của mình nên đóng ít cảm xúc hơn Elizabeth (1998). Nói chung các phim cổ trang có nhiều tình tiết chắc cũng thêu dệt cho gay cấn, đánh bóng các nhân vật lịch sử chính diện cho đẹp lòng dân, kiểu ngọc nào chả có vết, miễn là vì dân vì nước. Phim này có Daniel Craig đóng một vai cha cố, nói được có ba câu, cầm đá đập chết một thằng và rồi cũng bị đập đến chết - một vai phụ của phụ. Thế mới biết để lên sao hạng nhất, chỉ cần vài bước và một vài năm bản lề cùng những cách thức tiếp thị. Gần chục năm sau, thành James Bond ầm ĩ rồi. Không biết bọn Anh với Mỹ đã ấm chỗ đẳng cấp có dè bỉu anh này khi mới nổi là "đồ cóc nhái nhảy lên làm người" không nhỉ, thấy có đợt rộ lên tẩy chay Bond mới. Hay đấy là thủ thuật PR ngược? Dân Úc thành công trong điện ảnh đâu có mới.
Phim Munich có anh này đóng, cùng một anh người Úc khác là Eric Bana, nhưng lại vào vai người Do Thái, nhân viên Mossac gì đấy, cũng vai phụ. Phim về đề tài khủng bố, ám sát với bạo lực, nhưng ôi thôi, các anh này từ đầu đến cuối phim ăn mặc đẹp kinh dị như người mẫu CK với lại Prada. Đi ám sát mà dàn hàng ngang trên đường năm sáu ông, mặc toàn jacket với vest nhung, chả khác kiểu Sex and the City bốn chị vung vẩy trên vỉa hè New York. Một chị bạn kêu, sao bọn Mỹ cứ toàn mặc áo dệt kim sát cổ bên trong áo sơmi, mà cứ là phải hở ra để thấy cái cổ áo trong, đến tởm. Bọn Mỹ nghĩ đàn ông không mặc áo mayô trắng sát cổ trong áo sơmi thì cũng như đàn bà không mặc bras ấy. Mà diễu bao nhiêu phim, cứ hễ các ông bố tốt với nhân viên văn phòng là sẽ màn làm việc vất vả, ngả người ra ghế xoay, nới lỏng cà-vạt, tèn tén ten, hở ra cái "bra" trắng trắng sát cổ liền. Ợ.
Nhưng Munich thì bối cảnh toàn châu Âu những năm 70-80, toàn áo body với quần ống vẩy. Mẹ kiếp, diễn viên toàn cao 1m90, mặc cái gì chả đẹp. Eric Bana chưa thấy đóng phim nào gọi là xuất sắc cả, anh này cũng chỉ như một kiểu tóc vàng mặc quần, đẹp trai mà mặt chỉ một kiểu cảm xúc. Xem The other Boleyn girl, đóng Henry VIII chán quá (cũng tại vì phim này xử lý mối quan hệ của ông vua này với các bà vợ dở). Phim Munich này, lẽ ra phải cho cái giải costume design là cùng, chứ đề cử phim hay nhất thì hơi quá. Chẹp, áo cổ lọ màu xanh hải quân bên trong, áo sơmi chấm bi, rồi khoác áo vest nhung túi có nắp, đội mũ beret (không hiểu cái mũ có cái lưỡi gọi là gì, không phải kêpi), vai khoác túi da, mắt to cảnh giác thì ít, đượm buồn thì nhiều, diễu qua diễu lại mấy cái phố lát đá, y sì quảng cáo trên tạp chí hay là cửa kính trưng bày shop thời trang ở Parkson.
Nghĩ thử làm hàng nhái, xem có giống các anh Brad Pitt dẫn con đi dạo phố không:
Bị bảo giống cò đất, thôi lấy cái nữa kiểu như biết paparazzi phục.
.
Nhận xét
Nếu như anh đã có cái nhìn rành rọt về phục trang của Munich như thế thì có lẽ anh nên đưa ra tiêu chí về trang phục cho những nhân vật trong kịch bản điện ảnh mà anh viết nữa ạ. Cá nhân em nghĩ là như vậy sẽ giúp cải thiện việc bộ phim nào mà được 1 hãng quần áo tài trợ là toàn bộ diễn viên sẽ mặc hao hao giống ở windowstore của hãng đó luôn.