Tay ta vượt đèo
.
Cuộc gặp mặt diễn ra trong phòng hội đồng, vốn là nơi họp của các thầy cô, chuẩn bị sẵn mà như chẳng chuẩn bị gì. Thầy cô hồi hộp. Học sinh nhốn nháo. Mọi sự cũng bắt đầu suôn sẻ với lời giới thiệu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, rồi Trịnh Công Sơn bước lên. Ông có vẻ hơi lúng túng khi nghĩ xem nên hát bài nào trước cử tọa có cả lau nhau học sinh cấp hai lẫn cấp ba. Cậu bạn tôi, giọng ca của trường, vác hai tập nhạc Trịnh dầy cộp lên. Cuối cùng ông chọn bài Ở trọ. Tôi đoán chắc lý do là vì bài hát này có vẻ vui tươi và đồng dao, thích hợp với khung cảnh nhà trường hơn là những bài tình ca ủ ê quen thuộc. Hát xong, Trịnh Công Sơn có nói về chi tiết “đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều”, gắn với câu chuyện nàng Kiều lưu lạc, vốn quen thuộc với các thế hệ học trò, như là một cách giao lưu thích hợp. Thật ra chi tiết không còn mới lạ, ai cũng biết cả, nhưng cách nói nhẹ nhàng trong cái giọng Huế cứ lơ lửng ở cuối câu “gọi tôi rất nhu mì” lại làm tất cả ngây ra rồi vỗ tay rầm rầm. Đương nhiên Trịnh Công Sơn không thể không hát bài hát được yêu thích nhất lúc ấy – Nối vòng tay lớn, rồi về chỗ để nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện lên hát bài Ơi cuộc sống mến thương.
Trịnh Công Sơn vừa về chỗ, đám học sinh đã thi nhau nườm nượp lên xin chữ ký. Ông ngồi lút trong vòng vây đông đặc. Bạn tôi hỏi chú có mệt không? Nhạc sĩ chỉ nói vẻ chịu trận: “Mỏi tay quá”. Cô hiệu phó mặt hân hoan vì xúc động, cầm micro phát biểu lộn xộn: “Chúng tôi ở đây ai cũng yêu quý nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chả kém gì Khánh Ly”. Việc “không làm chủ được cảm xúc” của cô giáo mở cửa cho đám học trò thừa cơ ào lên dúi cơ man là sổ và tập nhạc xin chữ ký. Bằng cách nào đó, hai nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện và Nguyễn Văn Hiên đã mở được “đường máu” cho Trịnh Công Sơn thoát ra để đi về. Cuộc giao lưu coi như thất bại nhưng ai biết được, như thế đã là niềm vui của những đứa trẻ khi được thấy tận mắt một con người “huyền thoại” trong một khung cảnh bình thường nhất. Cái nhốn nháo của một ngày tháng Chạp năm 1994 ấy, chắc hẳn hai mươi năm trước cũng mới chỉ là mơ ước của Trịnh:
Năm 1994, Trịnh Công Sơn có một chuyến lưu diễn quanh các trường đại học Hà Nội, và trường tôi là trường cấp ba duy nhất được đón ông tới. Những buổi biểu diễn đông nghịt sinh viên ở trường Bách khoa hay Sư phạm, không có ngôi sao, chủ yếu là nhạc sĩ tự hát cùng nhóm Những người bạn. Khi ấy, nhạc Trịnh được xem như đã quay trở lại với đời sống âm nhạc đương thời với những bài hát mới và, quan trọng nhất là, qua những giọng ca chỉ vài năm sau làm nên sức sống mới cho nhạc trẻ Việt Nam. Lúc đó, Hồng Nhung mới ra băng cát-xét Bống bồng ơi, dù không phải là băng nhạc đầu tiên của Trịnh sau thống nhất, nhưng phải nói rằng, từ lúc đó Trịnh Công Sơn mới thật sự bước ra khỏi vùng âm u mờ tối của huyền thoại. Khi thấy Trịnh Công Sơn nhẹ nhõm đứng trên sân khấu trường Bách Khoa hay ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô, hát Tôi ơi đừng tuyệt vọng, tôi nghĩ ông thật hạnh phúc. Không gì buồn với một người sáng tác là không sáng tác được, nhưng cũng không thể vui khi phải ở mãi một trạng thái, bất biến một phong cách, nhất là như người ta vẫn nói “vận vào người” những ám ảnh bi kịch thân phận quá nổi tiếng. Ông đã phải gánh bi kịch ấy cả thời tuổi trẻ của mình, gánh cho cả vài thế hệ chiến tranh. Chúng tôi sinh ra khi đã hòa bình, yêu cái âm u thuở nào của gió cát phù du bay về, nhưng chúng tôi cũng hạnh phúc vì Trịnh Công Sơn vẫn đồng hành với tuổi trẻ của mình, những bàn chân em đi nhè nhẹ… em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh…Chúng tôi vẫn nghĩ, “bọn mình cũng có Trịnh Công Sơn”.
Nhưng hình như chúng tôi yêu nhạc Trịnh còn với một cảm xúc như tình thương dành cho người có số phận thăng trầm. Với tư duy rất trường ốc của mình, chúng tôi tiểu thuyết hóa cuộc đời của nhạc sĩ lên, cuộc đời đi qua những gai góc, đảo điên, chết chóc, nhưng lúc nào cũng giữ cho mình một “đóa hoa hồng hôn lên môi”. Cái vẻ đẹp nhân bản ấy có lẽ là phẩm chất chính khiến chúng tôi đã từng là những khán giả vô cùng trung thành của nhạc Trịnh. Ông không vì đau đớn đầy đọa mà có những dấu vết tình yêu bẽ bàng, sỉ nhục, cũng không kể công hay đòi hỏi đầy sát phạt trong ca từ bao giờ. Có những bạn bè tôi, giờ đã ở vào gấp đôi cái tuổi lần đầu gặp Trịnh, vẫn yêu nhạc Trịnh. Giờ thì hát nhạc Trịnh đã có những câu lạc bộ, những box trên web, những café luôn đông thành viên và người hâm mộ, đến để thỏa mãn cảm xúc “đồng hành” chứ cũng không mấy người thành công với nhạc Trịnh. Nhưng thành công là như thế nào, khi có được một niềm đam mê trong cuộc đời thực ra chẳng hề lúc nào cũng “thắp nến lên hai hàng”? Nhạc Trịnh đã là nhạc của thế kỷ cũ, Trịnh Công Sơn cũng đã mất 9 năm rồi, những người được gọi “anh Sơn” cũng đã ở tuổi trung niên. Hà Nội năm một nghìn tuổi đã khác rất nhiều với một thành phố “bờ xa mời gọi” một phần tư thế kỷ trước.
Trịnh Công Sơn hồi còn trẻ, đã ước vọng “khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm, Sài Gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam”. Những năm tháng tuổi mới lớn của chúng tôi, Trịnh Công Sơn chính là hiện thân của một mơ ước đã thành, một người “của miền Nam” nhưng cũng là một người đã đến với chúng tôi từ trước rất lâu. Lúc viết Nối vòng tay lớn, chắc Trịnh Công Sơn không nghĩ đã làm cho hành trình của chính mình trở nên phi thường: Vượt thác cheo leo, tay ta vượt đèo, từ quê nghèo đến phố lớn, nắm tay nối liền, biển xanh sông gấm, nối liền một vòng tử sinh… Lúc còn sống, ông có nói, bàn tay là phần thân thể ông nhắc đến nhiều nhất trong ca khúc, bởi trên đó có những đường chỉ ghi dấu số phận. Ông chắc không ngờ, bàn tay ông đã vượt qua được qua bao điều không viết thành lời thành nhạc.
TCS thời trẻ (Thế giới điện ảnh 4.2009)
Cuộc gặp mặt diễn ra trong phòng hội đồng, vốn là nơi họp của các thầy cô, chuẩn bị sẵn mà như chẳng chuẩn bị gì. Thầy cô hồi hộp. Học sinh nhốn nháo. Mọi sự cũng bắt đầu suôn sẻ với lời giới thiệu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, rồi Trịnh Công Sơn bước lên. Ông có vẻ hơi lúng túng khi nghĩ xem nên hát bài nào trước cử tọa có cả lau nhau học sinh cấp hai lẫn cấp ba. Cậu bạn tôi, giọng ca của trường, vác hai tập nhạc Trịnh dầy cộp lên. Cuối cùng ông chọn bài Ở trọ. Tôi đoán chắc lý do là vì bài hát này có vẻ vui tươi và đồng dao, thích hợp với khung cảnh nhà trường hơn là những bài tình ca ủ ê quen thuộc. Hát xong, Trịnh Công Sơn có nói về chi tiết “đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều”, gắn với câu chuyện nàng Kiều lưu lạc, vốn quen thuộc với các thế hệ học trò, như là một cách giao lưu thích hợp. Thật ra chi tiết không còn mới lạ, ai cũng biết cả, nhưng cách nói nhẹ nhàng trong cái giọng Huế cứ lơ lửng ở cuối câu “gọi tôi rất nhu mì” lại làm tất cả ngây ra rồi vỗ tay rầm rầm. Đương nhiên Trịnh Công Sơn không thể không hát bài hát được yêu thích nhất lúc ấy – Nối vòng tay lớn, rồi về chỗ để nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện lên hát bài Ơi cuộc sống mến thương.
Trịnh Công Sơn vừa về chỗ, đám học sinh đã thi nhau nườm nượp lên xin chữ ký. Ông ngồi lút trong vòng vây đông đặc. Bạn tôi hỏi chú có mệt không? Nhạc sĩ chỉ nói vẻ chịu trận: “Mỏi tay quá”. Cô hiệu phó mặt hân hoan vì xúc động, cầm micro phát biểu lộn xộn: “Chúng tôi ở đây ai cũng yêu quý nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chả kém gì Khánh Ly”. Việc “không làm chủ được cảm xúc” của cô giáo mở cửa cho đám học trò thừa cơ ào lên dúi cơ man là sổ và tập nhạc xin chữ ký. Bằng cách nào đó, hai nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện và Nguyễn Văn Hiên đã mở được “đường máu” cho Trịnh Công Sơn thoát ra để đi về. Cuộc giao lưu coi như thất bại nhưng ai biết được, như thế đã là niềm vui của những đứa trẻ khi được thấy tận mắt một con người “huyền thoại” trong một khung cảnh bình thường nhất. Cái nhốn nháo của một ngày tháng Chạp năm 1994 ấy, chắc hẳn hai mươi năm trước cũng mới chỉ là mơ ước của Trịnh:
Hai mươi năm chờ đợi đã lâu Nay sức sống tràn về mạch máu Nuôi tim mẹ nuôi tim cha Nuôi tim nhau, nuôi đất nước thật giàu. |
Một bức quan trọng của TCS và Hồng Nhung, Dương Minh Long chụp thời 1994
Nhưng hình như chúng tôi yêu nhạc Trịnh còn với một cảm xúc như tình thương dành cho người có số phận thăng trầm. Với tư duy rất trường ốc của mình, chúng tôi tiểu thuyết hóa cuộc đời của nhạc sĩ lên, cuộc đời đi qua những gai góc, đảo điên, chết chóc, nhưng lúc nào cũng giữ cho mình một “đóa hoa hồng hôn lên môi”. Cái vẻ đẹp nhân bản ấy có lẽ là phẩm chất chính khiến chúng tôi đã từng là những khán giả vô cùng trung thành của nhạc Trịnh. Ông không vì đau đớn đầy đọa mà có những dấu vết tình yêu bẽ bàng, sỉ nhục, cũng không kể công hay đòi hỏi đầy sát phạt trong ca từ bao giờ. Có những bạn bè tôi, giờ đã ở vào gấp đôi cái tuổi lần đầu gặp Trịnh, vẫn yêu nhạc Trịnh. Giờ thì hát nhạc Trịnh đã có những câu lạc bộ, những box trên web, những café luôn đông thành viên và người hâm mộ, đến để thỏa mãn cảm xúc “đồng hành” chứ cũng không mấy người thành công với nhạc Trịnh. Nhưng thành công là như thế nào, khi có được một niềm đam mê trong cuộc đời thực ra chẳng hề lúc nào cũng “thắp nến lên hai hàng”? Nhạc Trịnh đã là nhạc của thế kỷ cũ, Trịnh Công Sơn cũng đã mất 9 năm rồi, những người được gọi “anh Sơn” cũng đã ở tuổi trung niên. Hà Nội năm một nghìn tuổi đã khác rất nhiều với một thành phố “bờ xa mời gọi” một phần tư thế kỷ trước.
Trịnh Công Sơn hồi còn trẻ, đã ước vọng “khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm, Sài Gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam”. Những năm tháng tuổi mới lớn của chúng tôi, Trịnh Công Sơn chính là hiện thân của một mơ ước đã thành, một người “của miền Nam” nhưng cũng là một người đã đến với chúng tôi từ trước rất lâu. Lúc viết Nối vòng tay lớn, chắc Trịnh Công Sơn không nghĩ đã làm cho hành trình của chính mình trở nên phi thường: Vượt thác cheo leo, tay ta vượt đèo, từ quê nghèo đến phố lớn, nắm tay nối liền, biển xanh sông gấm, nối liền một vòng tử sinh… Lúc còn sống, ông có nói, bàn tay là phần thân thể ông nhắc đến nhiều nhất trong ca khúc, bởi trên đó có những đường chỉ ghi dấu số phận. Ông chắc không ngờ, bàn tay ông đã vượt qua được qua bao điều không viết thành lời thành nhạc.
Nguyễn Trương Quý
(Thể thao & Văn hóa 26.3.2010, tựa trên báo là Giữ một đóa hồng hôn môi)
.
(Thể thao & Văn hóa 26.3.2010, tựa trên báo là Giữ một đóa hồng hôn môi)
.
Nhận xét
@LV: Cảm ơn Lừng, đúng tủ phải không? :-)
Mình định viết 1 ý nữa là: hay vì nghe TCS nhiều thế nên thế hệ này chẳng ra làm sao. Xong rồi mới nghĩ là có những người thành công ghê gớm như bạn LV và Nhị Linh đây. Nên thôi. Không thì hố to :-))
Mình định không viết gì, nhưng đọc cái này xong chắc cũng sẽ viết vài dòng, dầu sao cũng từng "có một dòng sông đã qua đời"...
Đã qua đời - cụm từ này mù mờ nhỉ, không hiểu đã chết hay là đã "đi qua đời tôi".
Cái tên Tay ta vượt đèo hay hơn nhiều ;)
Bạn Quý viết những bài hòai niệm bao giờ cũng đặc sắc.