Vũ trung tùy book
.
Hà Nội đợt này bắt đầu nồm, ngoài trời mưa phùn và trong nhà thì ẩm thấp. Trời lành lạnh nhưng mặc đồ rét thì lại bí bức. Những người già thì ốm, trẻ con thì lười hơn.
Đường sá lép nhép, ngoài sân về vệt bùn. May có những lúc tạnh ráo tẹo, ngồi ở những quán trên tầng 2, 3 nhìn ra phố vắng vắng, đường đằng xa mờ sương trong ánh đèn vàng vọt, những vệt sáng nhòe nhoẹt trên mặt hồ. Thành phố như phả ra những hơi thở đầy nước, phập phồng và có mùi lưu cữu. Nhà ai có chiếu cói là mốc.
Giá mà giờ này đã được đi chơi, xa khỏi cái bầu không khí âm ẩm này. Thôi thì trời còn làm mưa, trời cũng cho được đi thì đi, ở thì phải ở.
***
Đang rắp tâm ra quyển sách trong thời gian sắp tới. Lần này cái hóc búa sau khi đi tìm concept là tên sách. Những cái tên lúc đầu thấy cũng hay, mà lẩm nhẩm một hồi thì thấy dở. Cuốn sách này coi như là phần 3 của Trilogy về Hà Nội (không dám bắt chước Paul Auster đâu, dù sao thể loại cũng vẫn bị coi là hạng hai so với tiểu thuyết hay các loại fiction). Tính ra là 6 năm dành cho loạt sách này, sau này những thứ khác ra sao, chưa dám nói trước.
Gác lại chuyện tên sách, thì tính đến bìa và trình bày. Có lẽ sẽ có ảnh minh họa. Lúc hơi bí về ý tưởng bìa, định hay là nhờ ai đó làm cho. Nhưng rồi thấy cũng nên thử vượt qua cái sự bí đó, mà tự làm đi. Dù sao sẽ sung sướng khi mình làm được nhiều nhất có thể.
Đầu tiên định dùng ảnh chụp làm bìa. Nhưng ảnh về HN thì không cố tình mà cứ như cố tình, hoặc là mượt mà du lịch, hoặc là gồ ghề kiểu làm dáng "phượt". Dù có người thích, nhưng mình cứ thấy thế nào ấy. Cái áo đó không vừa với mình! Những hình ảnh đẹp đẹp về HN, những góc lãng đãng thì rõ là hay, nhưng nó sẽ hợp với một cuốn ký sự du lịch hay tùy bút có tính nhàn tản hơn. Nhưng nếu lấy một ảnh nham nhở thì lại thiếu độ gián cách. Cảnh kẹt xe cũng ấn tượng, nhưng lại negative. Cái khó của trình bày bìa là bất cứ phương án nào đưa ra cũng có đầy chỗ hở sườn. Nói chung quy luật này luôn đúng: chúng ta chọn phương án một cách rất cảm tính, nhưng rồi quyết liệt bảo vệ nó bằng lý tính. Người bạn khi nói đến bìa về HN, vội hô ngay: Làm thế nào thì làm, nhưng đừng có Tháp Rùa đấy nhé!!!
Quyển sách này (tất nhiên là vẫn còn ở dạng bản thảo) cũng có những bài khiến mình thấy thoải mái khi đọc lại, nhưng cũng có những bài phải cân nhắc lần nữa xem có đáng dùng không. Thật sự thì có làm nghề biên tập mới thấy, phải khó tính gấp 10 lần bình thường thì mới mong có được những quyển sách đọc được. (Văn học dịch thì không nói làm gì, thực tế là nhàn hạ hơn nhiều VN trong nước, vì bản gốc đã được khẳng định về chất lượng trên thế giới, chỉ phải lo chất lượng dịch. Mình cho rằng các NXB hay công ty nào dám in sách VHVN vẫn là đáng khen). Nhưng có lẽ một điều làm mình thoải mái là quyển này viết tương đối linh hoạt, không ngây thơ như quyển 1, cũng không "câu giờ" và cường điệu như quyển 2. Quyển này là đời sống của mình của thời gian đã trưởng thành hơn (đương nhiên), có thể không còn vui vẻ cười sằng sặc như trước, nhưng thôi, đã xong một giai đoạn "tư tưởng" rồi :-)
Đến đây thì chắc mọi người đã hiểu vì sao lại đang nói HN mưa phùn nhảy sang quảng cáo sách. Nghĩa là đọc tiêu đề đi. Ông Phạm Đình Hổ có Vũ trung tùy bút, thì Bút với Book đọc lên cũng như Phúc với một từ tiếng Anh khác.
Trong lúc chờ đợi, xem lại hai cái bìa quyển 1 và 2 (chắc nhiều người đã biết rồi, chả có gì mới cả). Nhân thể quảng cáo lại cho những ai chưa biết và chưa mua.
Bìa này làm năm 2004, không hiểu sao để maket đâu rồi, đây là hình trên mạng, không đúng màu thật lắm. Cái nhà trong ảnh ở phố Lãn Ông, gần ngã tư Hàng Điếu. Ở diềm mái có bức chạm hình con hươu rất xinh. Ảnh này của anh Trần Anh Việt chụp (tranh công tí: mình chỉ cho bác ấy chụp).
Còn cái này là năm 2008.
Bìa sắp tới chắc sẽ có tông màu hồng cam - cho nó tươi. Nhờ thế mà bán có chạy hay không thì... chịu. Nhưng thú lắm nhé, sẽ có lời rao là "sách đọc trong mưa" hoặc "đọc những khi mưa phùn". Tuyệt!
.
Hà Nội đợt này bắt đầu nồm, ngoài trời mưa phùn và trong nhà thì ẩm thấp. Trời lành lạnh nhưng mặc đồ rét thì lại bí bức. Những người già thì ốm, trẻ con thì lười hơn.
Đường sá lép nhép, ngoài sân về vệt bùn. May có những lúc tạnh ráo tẹo, ngồi ở những quán trên tầng 2, 3 nhìn ra phố vắng vắng, đường đằng xa mờ sương trong ánh đèn vàng vọt, những vệt sáng nhòe nhoẹt trên mặt hồ. Thành phố như phả ra những hơi thở đầy nước, phập phồng và có mùi lưu cữu. Nhà ai có chiếu cói là mốc.
Giá mà giờ này đã được đi chơi, xa khỏi cái bầu không khí âm ẩm này. Thôi thì trời còn làm mưa, trời cũng cho được đi thì đi, ở thì phải ở.
***
Đang rắp tâm ra quyển sách trong thời gian sắp tới. Lần này cái hóc búa sau khi đi tìm concept là tên sách. Những cái tên lúc đầu thấy cũng hay, mà lẩm nhẩm một hồi thì thấy dở. Cuốn sách này coi như là phần 3 của Trilogy về Hà Nội (không dám bắt chước Paul Auster đâu, dù sao thể loại cũng vẫn bị coi là hạng hai so với tiểu thuyết hay các loại fiction). Tính ra là 6 năm dành cho loạt sách này, sau này những thứ khác ra sao, chưa dám nói trước.
Gác lại chuyện tên sách, thì tính đến bìa và trình bày. Có lẽ sẽ có ảnh minh họa. Lúc hơi bí về ý tưởng bìa, định hay là nhờ ai đó làm cho. Nhưng rồi thấy cũng nên thử vượt qua cái sự bí đó, mà tự làm đi. Dù sao sẽ sung sướng khi mình làm được nhiều nhất có thể.
Đầu tiên định dùng ảnh chụp làm bìa. Nhưng ảnh về HN thì không cố tình mà cứ như cố tình, hoặc là mượt mà du lịch, hoặc là gồ ghề kiểu làm dáng "phượt". Dù có người thích, nhưng mình cứ thấy thế nào ấy. Cái áo đó không vừa với mình! Những hình ảnh đẹp đẹp về HN, những góc lãng đãng thì rõ là hay, nhưng nó sẽ hợp với một cuốn ký sự du lịch hay tùy bút có tính nhàn tản hơn. Nhưng nếu lấy một ảnh nham nhở thì lại thiếu độ gián cách. Cảnh kẹt xe cũng ấn tượng, nhưng lại negative. Cái khó của trình bày bìa là bất cứ phương án nào đưa ra cũng có đầy chỗ hở sườn. Nói chung quy luật này luôn đúng: chúng ta chọn phương án một cách rất cảm tính, nhưng rồi quyết liệt bảo vệ nó bằng lý tính. Người bạn khi nói đến bìa về HN, vội hô ngay: Làm thế nào thì làm, nhưng đừng có Tháp Rùa đấy nhé!!!
Quyển sách này (tất nhiên là vẫn còn ở dạng bản thảo) cũng có những bài khiến mình thấy thoải mái khi đọc lại, nhưng cũng có những bài phải cân nhắc lần nữa xem có đáng dùng không. Thật sự thì có làm nghề biên tập mới thấy, phải khó tính gấp 10 lần bình thường thì mới mong có được những quyển sách đọc được. (Văn học dịch thì không nói làm gì, thực tế là nhàn hạ hơn nhiều VN trong nước, vì bản gốc đã được khẳng định về chất lượng trên thế giới, chỉ phải lo chất lượng dịch. Mình cho rằng các NXB hay công ty nào dám in sách VHVN vẫn là đáng khen). Nhưng có lẽ một điều làm mình thoải mái là quyển này viết tương đối linh hoạt, không ngây thơ như quyển 1, cũng không "câu giờ" và cường điệu như quyển 2. Quyển này là đời sống của mình của thời gian đã trưởng thành hơn (đương nhiên), có thể không còn vui vẻ cười sằng sặc như trước, nhưng thôi, đã xong một giai đoạn "tư tưởng" rồi :-)
Đến đây thì chắc mọi người đã hiểu vì sao lại đang nói HN mưa phùn nhảy sang quảng cáo sách. Nghĩa là đọc tiêu đề đi. Ông Phạm Đình Hổ có Vũ trung tùy bút, thì Bút với Book đọc lên cũng như Phúc với một từ tiếng Anh khác.
Trong lúc chờ đợi, xem lại hai cái bìa quyển 1 và 2 (chắc nhiều người đã biết rồi, chả có gì mới cả). Nhân thể quảng cáo lại cho những ai chưa biết và chưa mua.
Bìa này làm năm 2004, không hiểu sao để maket đâu rồi, đây là hình trên mạng, không đúng màu thật lắm. Cái nhà trong ảnh ở phố Lãn Ông, gần ngã tư Hàng Điếu. Ở diềm mái có bức chạm hình con hươu rất xinh. Ảnh này của anh Trần Anh Việt chụp (tranh công tí: mình chỉ cho bác ấy chụp).
Còn cái này là năm 2008.
Bìa sắp tới chắc sẽ có tông màu hồng cam - cho nó tươi. Nhờ thế mà bán có chạy hay không thì... chịu. Nhưng thú lắm nhé, sẽ có lời rao là "sách đọc trong mưa" hoặc "đọc những khi mưa phùn". Tuyệt!
.
Nhận xét
Nhân tiện bạn biên tập viên giải nghĩa giùm câu này: "Những người già thì ốm, trẻ con thì lười hơn". Tại sao là "những người già" mà không phải là "những trẻ con"?
Mình thì có cái tật xấu cố hữu, sách nào mà mình quen biết tác giả thì chỉ cố xin chứ không mua.
bạn TQ có tặng sách thì mình mang ơn lắm :-)