Người tỉnh nói giọng say
(thay lời giới thiệu tập Đàn bà uống rượu)
Cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay cũng gồm 62 bài như những cuốn tạp văn khác của Nguyễn Việt Hà. Mang một cái tên gây tò mò, về phái “yếu” có hành động “mạnh” – Đàn bà uống rượu viết về tất cả những chuyện xảy ra với những người đô thị ở thập niên đầu thế kỷ 21 này, chủ yếu ở một Hà Nội loay hoay định nghĩa bản sắc. Loay hoay như chuyện bát bún ngon pha tạp lắm thứ để chiều khách, như chuyện cánh đàn ông vật lộn khẳng định tư cách nam nhi trong một xã hội đô thị đang làm mờ nhòe đi mất những cá tính. Loay hoay vì đầy mâu thuẫn và nghịch lý như những gì tác giả kể về một không gian phố phường đầy “nông nổi” nhưng cũng “vừa bàng bạc cao cả siêu hình vừa da diết tinh tế cụ thể”, như mùi hương nhu từ tóc những bà mẹ nền nếp cũ mồng một Tết, như tiếng chuông nhà thờ trong cơn mưa ám ảnh kỷ niệm “luôn nghẹn ngào nhớ cái lần đầu nghe nhạc Trịnh”.
Bằng mạch viết hài hước nửa tin nửa ngờ, Nguyễn Việt Hà không theo đuổi một chân lý nào, mặc dù dẫn dụ rất nhiều sách vở từ chương. Người đọc sẽ hoang mang và loay hoay với những lời đùa bỡn như một người rất tỉnh nói bằng giọng có mùi rượu mà có người đã gọi là “chiêu thức túy quyền”. Phong cách ấy dường như giống với kiểu đàm đạo suồng sã hiện giờ dễ được quy chụp bằng hai từ “chém gió”. Nhưng tạp văn Nguyễn Việt Hà níu chân người đọc lâu hơn, bắt họ nghĩ sâu hơn là nhờ những tự vấn về đạo đức, về sự tồn vong của mỗi cá thể trong cộng đồng, về cái đẹp, cái tốt, và lo âu về sự mỏng manh của chúng. Dù tràn ngập giọng điệu bỡn cợt, giễu nhạo, người đọc vẫn thấy cay khóe mắt khi gặp những hồi ức, những cuộc tái ngộ: “Gặp lớp cũ vui nhất là gặp đám bạn từ thời phổ thông, nếu từ hồi mẫu giáo ỉa bô lại càng cảm động. Bởi bạn cũ lâu ngày không gặp luôn làm nhiều bất ngờ rưng rưng... Hoàn cảnh nào cũng ngạc nhiên hay. Có chức có tiền thì làm bạn thấy sang. Có nghèo có khó thì làm bạn nghẹn ngào chia sẻ”. Khi tàn cuộc cũng là lúc “phố xá mệt mỏi lên đèn. Cả lớp phổ thông như chợt tỉnh bàng hoàng nhìn nhau. Thế là đã thật hết Tết. Thế là tuổi thơ vĩnh viễn qua rồi”.
Nguyễn Việt Hà viết tạp văn giống như người đi chợ khéo, tung tẩy qua những chợ búa đáo để của đất Kẻ Chợ, vẫn dọn ra cái nhìn không dễ chịu về một Hà Nội hư hao nền nếp chứa đựng những tiếc nuối pha khinh bạc, khi cần thiết nó sẽ là sự đanh đá hoặc nỗi lòng ưu thời mẫn thế đương đại. Nó là lời của người mượn chén rượu nhưng đượm vẻ “hương đưa say lại tỉnh”, như lời của những thi nhân xưa mà chính Nguyễn Việt Hà thường hướng vọng về.
Nguyễn Trương Quý
Bằng mạch viết hài hước nửa tin nửa ngờ, Nguyễn Việt Hà không theo đuổi một chân lý nào, mặc dù dẫn dụ rất nhiều sách vở từ chương. Người đọc sẽ hoang mang và loay hoay với những lời đùa bỡn như một người rất tỉnh nói bằng giọng có mùi rượu mà có người đã gọi là “chiêu thức túy quyền”. Phong cách ấy dường như giống với kiểu đàm đạo suồng sã hiện giờ dễ được quy chụp bằng hai từ “chém gió”. Nhưng tạp văn Nguyễn Việt Hà níu chân người đọc lâu hơn, bắt họ nghĩ sâu hơn là nhờ những tự vấn về đạo đức, về sự tồn vong của mỗi cá thể trong cộng đồng, về cái đẹp, cái tốt, và lo âu về sự mỏng manh của chúng. Dù tràn ngập giọng điệu bỡn cợt, giễu nhạo, người đọc vẫn thấy cay khóe mắt khi gặp những hồi ức, những cuộc tái ngộ: “Gặp lớp cũ vui nhất là gặp đám bạn từ thời phổ thông, nếu từ hồi mẫu giáo ỉa bô lại càng cảm động. Bởi bạn cũ lâu ngày không gặp luôn làm nhiều bất ngờ rưng rưng... Hoàn cảnh nào cũng ngạc nhiên hay. Có chức có tiền thì làm bạn thấy sang. Có nghèo có khó thì làm bạn nghẹn ngào chia sẻ”. Khi tàn cuộc cũng là lúc “phố xá mệt mỏi lên đèn. Cả lớp phổ thông như chợt tỉnh bàng hoàng nhìn nhau. Thế là đã thật hết Tết. Thế là tuổi thơ vĩnh viễn qua rồi”.
Nguyễn Việt Hà viết tạp văn giống như người đi chợ khéo, tung tẩy qua những chợ búa đáo để của đất Kẻ Chợ, vẫn dọn ra cái nhìn không dễ chịu về một Hà Nội hư hao nền nếp chứa đựng những tiếc nuối pha khinh bạc, khi cần thiết nó sẽ là sự đanh đá hoặc nỗi lòng ưu thời mẫn thế đương đại. Nó là lời của người mượn chén rượu nhưng đượm vẻ “hương đưa say lại tỉnh”, như lời của những thi nhân xưa mà chính Nguyễn Việt Hà thường hướng vọng về.
Nguyễn Trương Quý
Nhận xét