Hoạt hình Nhật
.
Mấy ngày viêm họng, xem một loạt phim hoạt hình của hãng Ghibli, Nhật. Hóa ra chỉ có một số phim là của Miyazaki, và một số phim đã xem rồi. Ấn tượng về phim hoạt hình Nhật vẫn là sự tỉ mỉ, chi tiết và nuột nà, nhưng không phải cái tỉ mỉ khoe của như HH Trung Quốc hay Mỹ. Với tần suất xuất hiện của các chi tiết đồ vật, cảnh vật trong khung hình, có thể chắc chắn đó là thói quen và quan niệm vẽ của hãng phim này (đại diện cho Nhật). Những nền phong cảnh của phim Laputa, Kiki hay Princess Mononoke thật mỹ mãn. Có một phim chẳng biết tên là gì, kể về một cô gái 27 tuổi đi về miền quê, chuyện ở quê xen với hồi ức về năm lớp 5. Cảnh đẹp theo kiểu hoạt hình vẽ tay ngày trước (phim này có lẽ đã lâu, khoảng những năm 80), nhân vật có vẻ mặt hiện thực hơn, không bị kiểu ai cũng mắt to, môi chúm chím như mốt sau này.
Nhưng cái cảm giác mà vấn đề các phim đem lại là ám ảnh về quá khứ, về môi sinh. Có lẽ đời sống hiện đại đô thị làm người ta căng thẳng quá mà những phim này toàn có mộng tưởng về những vùng đất xa lạ, xanh tươi và ít người. Nhiều phim lấy bối cảnh châu Âu, hoặc là kiểu nơi chốn cổ tích như các thị trấn nghỉ mát Trung Âu - nhà mái ngói, đường phố lát đá, tháp chuông nhà thờ, các phương tiện cơ khí thời tiền chiến (những năm 20). Người Nhật có niềm say mê với kiến trúc và kim khí Art-Deco, nên những phim này, thiên đường đối với họ là một thị trấn xinh đẹp bên bờ Địa Trung Hải. Cái niềm đam mê một thế giới khác - có lẽ là hợp lý với cư dân của những hòn đảo chơ vơ ngoài đại dương - nên họ đi du lịch khắp nơi, chỗ nào có cảnh đẹp là có người Nhật đến.
Phim về cô gái về quê nói trên có nét khác một chút. Phim rất dễ thương, kể rất thật về những kỷ niệm học trò: đứa con út thường ghét một chị, các chị em không ưa nhau, tranh giành đành hanh đồ đạc, bố mẹ không cảm thông, không hiểu tâm lý trẻ con... Đi học thì vẫn những vấn đề như gán ghép nhau, bạn này thích chỉ huy, bạn kia hay nói xấu, hoặc những thắc mắc hài hước về kinh nguyệt (tại vì được học về sức khỏe sinh sản ngay từ lớp 5) - đứa nào bỏ học thể dục tức là nó có "chuyện ấy", nên cô bé sợ mang tiếng đến nỗi ốm mà vẫn nhất quyết đi học. Xem phim lại nhớ những truyện như Toto-chan, cô bé bên cửa sổ. Không rõ người Nhật hiện giờ có là thành quả tốt đẹp của những sản phẩm nên thơ ấy hay không?
Phim Grave of the Fireflies (Mộ đom đóm) lại là một kiểu khác. Sau này đọc giới thiệu trên wikipedia thì mới biết là tác giả muốn nói về khía cạnh lòng kiêu hãnh, lòng tự trọng của con người chứ không mong đợi người xem cảm thông với nhân vật chính. Phim nói về hai anh em có bố là không quân hoàng gia, mẹ bị bom chết trong thế chiến 2, dắt díu nhau đi ở nhờ nhà bà dì, nhưng bị hắt hủi. Cậu anh đã lớn nên tự ái vì thấy em gái mình bị xúc phạm, liền cõng em bỏ đi. Hai đứa lang thang, đói khát rồi trú trong một căn hầm. Cô bé chỉ có những con đom đóm làm đồ chơi... Rồi bé chết. Cậu anh đến Tokyo và chết đói ở nhà ga. Phim xem rất thương tâm, có thể thấy người Nhật ghê gớm với việc diễn tả cái đau thương thế nào. Càng ngạc nhiên là khó mà thấy cái ẩn ý về sự xin lỗi hay là nhận trách nhiệm của tác giả hóa thân trong cậu bé - người xem như mình thấy đó cũng chỉ là nạn nhân, nhưng người Nhật cho rằng cậu bé phải chịu một trách nhiệm nào đó, mang ẩn dụ người Nhật nếu đừng kiêu hãnh cực đoan thì không dính vào kết cục bi đát của Thế chiến 2.
Nói chung những phim hoạt hình dài của Nhật hơi khó cho trẻ con xem. Bởi vì những thông điệp về lòng tự trọng kiểu Nhật - những phản ứng khá là cực đoan, lại rất ít hài hước (có cảm giác người Nhật gần như không biết hài hước) - khó giải thích cho trẻ con. Cháu mình hồi xem phim này đang học lớp 3, nó cứ hỏi tại sao lại để cô bé chết, tại sao bà dì lại làm thế... Cách người Nhật tiếp cận với nỗi đau thật khác. Làm sao giải thích cho trẻ con về cái ác, về sự nhẫn tâm, sự tha thứ hay là tính kiêu hãnh... những thứ mà ở xã hội người lớn cũng gần như bó tay.
Phải nói là xử lý kịch bản phim hoạt hình của hãng này rất đắt. Để diễn tả việc cô bé lớp 5 tìm cách "sáng tạo" khi diễn kịch, cô bé đã bị cô giáo nhắc nhở vì thêm thắt vào kịch bản (kiểu Tạm biệt chim én nhé, bay về tổ ấm đi, hẹn gặp lại) - bé con khôn ngoan lúc diễn thật không nói thêm lời nào, chỉ im lăng vài giây rồi khẽ giơ tay vẫy nhẹ nhẹ. Chắc chắn là cũng chưa thấy phim Mỹ nào diễn tả được cái ý nhị đó.
Xem mấy phim này, họ chẳng những làm phụ đề tiếng Anh, Trung, Pháp mà còn lồng cả tiếng Anh - giọng trẻ con ra trẻ con, người lớn nam nữ nghe như diễn thật. Nói chung là hoàn hảo để thưởng thức, cho dù thích hay không.
.
Mấy ngày viêm họng, xem một loạt phim hoạt hình của hãng Ghibli, Nhật. Hóa ra chỉ có một số phim là của Miyazaki, và một số phim đã xem rồi. Ấn tượng về phim hoạt hình Nhật vẫn là sự tỉ mỉ, chi tiết và nuột nà, nhưng không phải cái tỉ mỉ khoe của như HH Trung Quốc hay Mỹ. Với tần suất xuất hiện của các chi tiết đồ vật, cảnh vật trong khung hình, có thể chắc chắn đó là thói quen và quan niệm vẽ của hãng phim này (đại diện cho Nhật). Những nền phong cảnh của phim Laputa, Kiki hay Princess Mononoke thật mỹ mãn. Có một phim chẳng biết tên là gì, kể về một cô gái 27 tuổi đi về miền quê, chuyện ở quê xen với hồi ức về năm lớp 5. Cảnh đẹp theo kiểu hoạt hình vẽ tay ngày trước (phim này có lẽ đã lâu, khoảng những năm 80), nhân vật có vẻ mặt hiện thực hơn, không bị kiểu ai cũng mắt to, môi chúm chím như mốt sau này.
Nhưng cái cảm giác mà vấn đề các phim đem lại là ám ảnh về quá khứ, về môi sinh. Có lẽ đời sống hiện đại đô thị làm người ta căng thẳng quá mà những phim này toàn có mộng tưởng về những vùng đất xa lạ, xanh tươi và ít người. Nhiều phim lấy bối cảnh châu Âu, hoặc là kiểu nơi chốn cổ tích như các thị trấn nghỉ mát Trung Âu - nhà mái ngói, đường phố lát đá, tháp chuông nhà thờ, các phương tiện cơ khí thời tiền chiến (những năm 20). Người Nhật có niềm say mê với kiến trúc và kim khí Art-Deco, nên những phim này, thiên đường đối với họ là một thị trấn xinh đẹp bên bờ Địa Trung Hải. Cái niềm đam mê một thế giới khác - có lẽ là hợp lý với cư dân của những hòn đảo chơ vơ ngoài đại dương - nên họ đi du lịch khắp nơi, chỗ nào có cảnh đẹp là có người Nhật đến.
Phim về cô gái về quê nói trên có nét khác một chút. Phim rất dễ thương, kể rất thật về những kỷ niệm học trò: đứa con út thường ghét một chị, các chị em không ưa nhau, tranh giành đành hanh đồ đạc, bố mẹ không cảm thông, không hiểu tâm lý trẻ con... Đi học thì vẫn những vấn đề như gán ghép nhau, bạn này thích chỉ huy, bạn kia hay nói xấu, hoặc những thắc mắc hài hước về kinh nguyệt (tại vì được học về sức khỏe sinh sản ngay từ lớp 5) - đứa nào bỏ học thể dục tức là nó có "chuyện ấy", nên cô bé sợ mang tiếng đến nỗi ốm mà vẫn nhất quyết đi học. Xem phim lại nhớ những truyện như Toto-chan, cô bé bên cửa sổ. Không rõ người Nhật hiện giờ có là thành quả tốt đẹp của những sản phẩm nên thơ ấy hay không?
Phim Grave of the Fireflies (Mộ đom đóm) lại là một kiểu khác. Sau này đọc giới thiệu trên wikipedia thì mới biết là tác giả muốn nói về khía cạnh lòng kiêu hãnh, lòng tự trọng của con người chứ không mong đợi người xem cảm thông với nhân vật chính. Phim nói về hai anh em có bố là không quân hoàng gia, mẹ bị bom chết trong thế chiến 2, dắt díu nhau đi ở nhờ nhà bà dì, nhưng bị hắt hủi. Cậu anh đã lớn nên tự ái vì thấy em gái mình bị xúc phạm, liền cõng em bỏ đi. Hai đứa lang thang, đói khát rồi trú trong một căn hầm. Cô bé chỉ có những con đom đóm làm đồ chơi... Rồi bé chết. Cậu anh đến Tokyo và chết đói ở nhà ga. Phim xem rất thương tâm, có thể thấy người Nhật ghê gớm với việc diễn tả cái đau thương thế nào. Càng ngạc nhiên là khó mà thấy cái ẩn ý về sự xin lỗi hay là nhận trách nhiệm của tác giả hóa thân trong cậu bé - người xem như mình thấy đó cũng chỉ là nạn nhân, nhưng người Nhật cho rằng cậu bé phải chịu một trách nhiệm nào đó, mang ẩn dụ người Nhật nếu đừng kiêu hãnh cực đoan thì không dính vào kết cục bi đát của Thế chiến 2.
Nói chung những phim hoạt hình dài của Nhật hơi khó cho trẻ con xem. Bởi vì những thông điệp về lòng tự trọng kiểu Nhật - những phản ứng khá là cực đoan, lại rất ít hài hước (có cảm giác người Nhật gần như không biết hài hước) - khó giải thích cho trẻ con. Cháu mình hồi xem phim này đang học lớp 3, nó cứ hỏi tại sao lại để cô bé chết, tại sao bà dì lại làm thế... Cách người Nhật tiếp cận với nỗi đau thật khác. Làm sao giải thích cho trẻ con về cái ác, về sự nhẫn tâm, sự tha thứ hay là tính kiêu hãnh... những thứ mà ở xã hội người lớn cũng gần như bó tay.
Phải nói là xử lý kịch bản phim hoạt hình của hãng này rất đắt. Để diễn tả việc cô bé lớp 5 tìm cách "sáng tạo" khi diễn kịch, cô bé đã bị cô giáo nhắc nhở vì thêm thắt vào kịch bản (kiểu Tạm biệt chim én nhé, bay về tổ ấm đi, hẹn gặp lại) - bé con khôn ngoan lúc diễn thật không nói thêm lời nào, chỉ im lăng vài giây rồi khẽ giơ tay vẫy nhẹ nhẹ. Chắc chắn là cũng chưa thấy phim Mỹ nào diễn tả được cái ý nhị đó.
Xem mấy phim này, họ chẳng những làm phụ đề tiếng Anh, Trung, Pháp mà còn lồng cả tiếng Anh - giọng trẻ con ra trẻ con, người lớn nam nữ nghe như diễn thật. Nói chung là hoàn hảo để thưởng thức, cho dù thích hay không.
.
Nhận xét