Làm sao để tự hãnh
.
Lâu rồi mới đọc liền tù tì trăm trang. Một thứ văn không có gì độc đáo, chân phương và gãy gọn. Nhưng đáng nói là cảm động vì lâu rồi mới thấy đọc sách viết về người tốt việc tốt thấy ổn. Nghĩ rằng mình đã hơi hấp tấp khi ngại đọc một quyển 650 trang A4. Cuộc đời bây giờ không biết có còn những người tốt dũng cảm thế không, cũng như bây giờ người ta có ủng hộ những người tốt một cách thực tế nữa không. Không biết mọi người có chia sẻ cái cảm xúc khi đọc câu chuyện về những người của một thời, một cái thời đã cũ khi cái tự ái của con người nhiều khi là lẽ sống.
Hôm nọ đi cùng chị So vào hàng sách cũ ở Sài Gòn, thấy bán nhiều tờ nhạc cũ, thấy vui vui vì hóa ra SG trước 75 cũng có "Đường chúng ta đi". Dĩ nhiên là không phải của Huy Du mà là của Anh Việt Thu. Mà tờ nhạc là bài "Tạ ơn Người" (1971), trong Tuyển tập 16 Bài hát vùng lên, với hình ảnh một ban hợp xướng ngay ngắn lắm. Các tên bài cũng là: Đường chúng ta đi, Dựng cờ, Trên đường đi tới (bác Văn An ở miền Bắc cũng có bài "Trên đường ta đi tới" thì phải), Đi về phía mặt trời, Trên đầu súng (vs. Đầu súng trăng treo!)...
Một tối được rủ đi một quán cà phê, có đoạn phải bì bõm qua một chỗ bị triều cường rồi len lỏi qua hàng mấy lô cốt đào đường. Mọi người vẫn và chỉ hát những bài miệt mài của một thời cũ. Một quán ăn đề-co toàn đồ cũ, các hình ảnh chiến tranh, bàn ghế mộc, đài Akai toàn băng Khánh Ly rền rĩ. SG trời thì vẫn xanh ngăn ngắt, nhưng có cái gì đó như nhao nhác hơn những lần trước, tinh thần ai cũng như mặt đường mới giải tỏa lô cốt mà không được trải nhựa phẳng phiu, nắp cống cao hơn cả tấc. Đứng ở cửa sổ khách sạn nhìn ra đường, thấy nhà cửa và con người như lam lũ hơn, dù đèn đuốc quán xá tưng bừng. Bạn bảo, SG sẽ là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất VN do biến đổi khí hậu, về già sẽ bỏ lên Đà Lạt sống. Từng chiều lên hấp hối? (TCS). Sẽ rất hay nếu ai đó viết về cảm giác của một đô thành từng có tương lai sán lạn thế, mà giờ có nhiều nỗi buồn thế.
Tự nhiên nghĩ về việc, tại sao người HN một thời lại khiến người ta chú ý vì cách sống. Nay đọc mấy bản thảo, nghĩ thực ra là vì dân HN ngày xưa sĩ diện cao. Tự ái cao dẫn đến luôn ý thức giữ thể diện, cho nên cũng như chỉ chục năm trước, nói "Dân HN, dân SG" tuy xóc nhau, nhưng thực ra ai cũng ngầm có chút tự hãnh - chữ này mượn của Nhật ký tiểu thư Jones. Giờ sống ở hai thành phố này chắc khổ ngang nhau, biết lấy gì để tự hãnh bây giờ!!!
.
Lâu rồi mới đọc liền tù tì trăm trang. Một thứ văn không có gì độc đáo, chân phương và gãy gọn. Nhưng đáng nói là cảm động vì lâu rồi mới thấy đọc sách viết về người tốt việc tốt thấy ổn. Nghĩ rằng mình đã hơi hấp tấp khi ngại đọc một quyển 650 trang A4. Cuộc đời bây giờ không biết có còn những người tốt dũng cảm thế không, cũng như bây giờ người ta có ủng hộ những người tốt một cách thực tế nữa không. Không biết mọi người có chia sẻ cái cảm xúc khi đọc câu chuyện về những người của một thời, một cái thời đã cũ khi cái tự ái của con người nhiều khi là lẽ sống.
Hôm nọ đi cùng chị So vào hàng sách cũ ở Sài Gòn, thấy bán nhiều tờ nhạc cũ, thấy vui vui vì hóa ra SG trước 75 cũng có "Đường chúng ta đi". Dĩ nhiên là không phải của Huy Du mà là của Anh Việt Thu. Mà tờ nhạc là bài "Tạ ơn Người" (1971), trong Tuyển tập 16 Bài hát vùng lên, với hình ảnh một ban hợp xướng ngay ngắn lắm. Các tên bài cũng là: Đường chúng ta đi, Dựng cờ, Trên đường đi tới (bác Văn An ở miền Bắc cũng có bài "Trên đường ta đi tới" thì phải), Đi về phía mặt trời, Trên đầu súng (vs. Đầu súng trăng treo!)...
Một tối được rủ đi một quán cà phê, có đoạn phải bì bõm qua một chỗ bị triều cường rồi len lỏi qua hàng mấy lô cốt đào đường. Mọi người vẫn và chỉ hát những bài miệt mài của một thời cũ. Một quán ăn đề-co toàn đồ cũ, các hình ảnh chiến tranh, bàn ghế mộc, đài Akai toàn băng Khánh Ly rền rĩ. SG trời thì vẫn xanh ngăn ngắt, nhưng có cái gì đó như nhao nhác hơn những lần trước, tinh thần ai cũng như mặt đường mới giải tỏa lô cốt mà không được trải nhựa phẳng phiu, nắp cống cao hơn cả tấc. Đứng ở cửa sổ khách sạn nhìn ra đường, thấy nhà cửa và con người như lam lũ hơn, dù đèn đuốc quán xá tưng bừng. Bạn bảo, SG sẽ là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất VN do biến đổi khí hậu, về già sẽ bỏ lên Đà Lạt sống. Từng chiều lên hấp hối? (TCS). Sẽ rất hay nếu ai đó viết về cảm giác của một đô thành từng có tương lai sán lạn thế, mà giờ có nhiều nỗi buồn thế.
Tự nhiên nghĩ về việc, tại sao người HN một thời lại khiến người ta chú ý vì cách sống. Nay đọc mấy bản thảo, nghĩ thực ra là vì dân HN ngày xưa sĩ diện cao. Tự ái cao dẫn đến luôn ý thức giữ thể diện, cho nên cũng như chỉ chục năm trước, nói "Dân HN, dân SG" tuy xóc nhau, nhưng thực ra ai cũng ngầm có chút tự hãnh - chữ này mượn của Nhật ký tiểu thư Jones. Giờ sống ở hai thành phố này chắc khổ ngang nhau, biết lấy gì để tự hãnh bây giờ!!!
.
Nhận xét