Ét-xây

Đang đọc lăng nhăng, chợt thấy có đoạn: [Fiction] can be written in the form of either poetry or prose. Rồi có thêm: It is commonly used, for example, in literature, newspapers, magazines, encyclopedias, broadcasting, film, history, philosophy, law and many other forms of communication. Rồi sau đấy cũng liệt kê rõ thêm bằng cách dùng cụm từ ghép "prose fiction" để phân biệt với verse fiction/poetry (văn vần/thơ).

A, nghĩa là chỉ văn xuôi nói chung, như vậy dùng prose để dịch tản văn là có vẻ không chính xác. Tản văn trong tiếng Anh chắc phải là một từ nhỏ hơn prose. Lâu nay không hiểu sao lại dùng prose nhỉ.

Tản văn theo nghĩa của Tầu xưa thì theo Từ điển bách khoa toàn thư VN: TẢN VĂN - một thể văn không vần, không đối ngẫu như thể phú, viết bằng văn xuôi thuần tuý. TV có trước đời Tần, gọi là TV Tiên Tần. Có TV lịch sử ("Tả truyện", "Chiến quốc sách"), TV chư tử ("Luận ngữ", "Mạnh Tử", "Trang Tử", vv.). Đời Đường, Tống, gọi là "cổ văn". Có những nhà văn nổi tiếng như Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, Âu Dương Tu, Tô Thức, vv. Đến đời Thanh, vẫn có người sáng tác bằng thể TV. (http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1621aWQ9NDk0NSZncm91cGlkPSZraW5kPXN0YXJ0JmtleXdvcmQ9dA==&page=3)

Theo nghĩa này thì nó cũng giống tản văn bây giờ ở VN, nhưng không nói rõ là hư cấu hay phi hư cấu. Trong khi đó, phân biệt điều này có vẻ quyết định để xếp một thiên văn xuôi này là tản văn hay truyện ngắn, thể loại thường có độ dài tương đương. Ở đây, tản văn dùng đại diện cho cả tùy bút, tạp văn, tạp bút... Cá nhân mình không thích từ tạp lắm. Có phải bạ gì cũng đưa vào mà viết được đâu?

Mình đã từng dùng 1 từ là tiểu luận để đặt cho tập sách đầu tiên. Cái tên gọi này trong tiếng Việt có vẻ gây cảm giác hàn lâm và không hấp dẫn lắm, như một thể loại nghiên cứu trong trường ốc. Nhưng hãy xem các từ điển nói nó là gì:

Từ điển Bách khoa toàn thư VN: TIỂU LUẬN - thể loại văn nghị luận ngắn gọn súc tích, bàn về một vấn đề văn học, chính trị, xã hội, có tính chất bước đầu tìm hiểu, khi chưa thu thập được đầy đủ tài liệu. Ngày nay, TL dùng thiên về phê bình văn học, có khi dài 40, 50 trang giấy in, đề cập nhiều tư liệu về tác giả, tác phẩm và cách đánh giá, nhưng vẫn hàm ý là chưa đầy đủ, chưa thật chi tiết, giống như một phác thảo trước khi phát triển thành một tác phẩm phê bình, nghiên cứu hoàn chỉnh. Năm 1933, nhà phê bình Thiếu Sơn dùng từ "Cảo luận" ("Phê bình và cảo luận") để chỉ thể loại này (cảo có nghĩa là bản thảo), sau đó được thay bằng từ "tiểu luận" cũng hàm ý khiêm tốn như thế.

Trong khi đó, các từ điển Anh-Việt hay Việt-Anh đều dịch tiểu luận là essay.

Theo Britannica:
essay, an analytic, interpretative, or critical literary composition usually much shorter and less systematic and formal than a dissertation or thesis and usually dealing with its subject from a limited and often personal point of view.

Theo wikipedia:
An essay is a piece of writing which is often written from an author's personal point of view. Essays can consist of a number of elements, including: literary criticism, political manifestos, learned arguments, observations of daily life, recollections, and reflections of the author. The definition of an essay is vague, overlapping with those of an article and a short story. Almost all modern essays are written in prose, but works in verse have been dubbed essays.

The word essay derives from the French infinitive essayer, "to try" or "to attempt". In English essay first meant "a trial" or "an attempt", and this is still an alternative meaning.

Từ điển Bách khoa toàn thư VN có vẻ như khuôn tiểu luận vào thành một thể loại nghị sự có tính chất nghiên cứu, cho nên người đọc VN dễ nghĩ tiểu luận theo hướng mô phạm là vậy. Và dường như còn thu hẹp lại ở phạm vi phê bình văn học. Điều này cho thấy quan niệm khá cổ điển khi lấy văn chương làm trung tâm kiến giải đời sống.

Còn theo 2 từ điển tiếng Anh kia thì thể loại essay có thể học thuật hay không không quan trọng, miễn là nêu được quan điểm cá nhân và góc nhìn riêng của người viết. Thậm chí còn nói rõ, định nghĩa của essay là mơ hồ, giao thoa với cả một bài báo hay truyện ngắn (xem đoạn gạch chân). Nghĩa ban đầu của từ này đi ra từ một từ tiếng Pháp, có nghĩa là "thử" (có lẽ cũng gần với tùy?). Nhưng nghĩa xưa không quá quan trọng với ứng dụng bây giờ.

Vậy dịch tréo giò tản văn = essay được không nhỉ?

Cho đến năm ngoái, bạn Khuê Việt có tặng 2 cuốn sách của Don Barthelme: The Teachings of Don B.: Satires, Parodies, Fables, Illustrated Stories, and Plays of Donald Barthelme Not-Knowing: The Essays and Interviews of Donald Barthelme. 2 cuốn sách chữ nhỏ, nhiều hình vẽ, nhưng khó đọc kinh khủng vì tiếng Anh của một bối cảnh đời sống quá xa lạ, những trang The New Yorker của mấy thập niên trước, đọc như chuyện trên cung trăng, mãi vẫn chả hiểu, tất nhiên là tiếng Anh của mình tệ hại nữa đi :-) Phải gác lại một năm không sờ đến, nay gặp lại định nghĩa giữa đường này, hôm nào phải mang ra tập đọc lại xem sao. 



Nhận xét

lvu đã nói…
Dùng tản văn là essay được đó. Bên này cũng có nhiều người viết blog rồi xuất bản sách dưới dạng essays. Andrew Sullivan là 1 ví dụ.

Prose là từ chỉ văn xuôi nói chung. Từ này rất ít được sử dụng. Gần chỗ mình ở cũ có hiệu sách tên: proses and politics.
Unknown đã nói…
Cảm ơn Lừng. Giới thiệu thêm cho mình những tác giả viết tản văn nào thuộc hàng đại chúng của Mỹ không (đề tài ngoài chính trị ra ấy)?
Mà vậy thì tiểu luận có cùng dịch là essay không nhỉ?
Khiêm Nguyễn đã nói…
Tôi đang nghiên cứu về tản văn, muốn phỏng vấn sâu một số chuyên gia về nội dung này, lúc nào bạn giúp tôi được không? Thanks.
Unknown đã nói…
Khiêm Nguyễn: có lẽ giới thiệu bạn với 1 số tác giả viết tản văn mà tôi đánh giá cao như các nhà văn Nguyễn Việt Hà, Phan Thị Vàng Anh, nhà thơ Đỗ Kh. Còn giới nghiên cứu thì tôi cũng không rõ lắm một số bạn bè có quan tâm sâu không, nhưng chắc tản văn cũng trong số các thể loại đương đại mà họ nghiên cứu. Hoặc bạn cũng có thể hỏi 1 số nhà báo chuyên điểm sách, họ là những người đọc khá đầy đủ các sách ra để có sự so sánh toàn diện.

Bài đăng phổ biến

Nhãn

Hiện thêm