Cự Đà (2)
.
Làng Cự Đà vốn buôn bán lấy sông Nhuệ làm điểm tựa, đồng thời là long mạch. Nghe thì thần bí, nhưng rất logic là từ khi sông này thành sông chết thì việc buôn bán bằng thuyền mất tác dụng. Các dãy nhà dọc bờ sông làm cho làng mất cảnh quan ven sông.
Đây là một cái đèn đá tạc hình con cóc. Trên lưng nó có một cái lỗ để đựng dầu hoặc để đèn dầu trước khi có đèn điện, nhằm giúp thuyền bè lên bến. Cái lối xuống sông này giờ chẳng dùng làm gì, người ta phơi rơm rạ và nhà thì bít hai bên. Cái xóm ăn ra đây có tên là xóm Con Cóc.
Ở một xóm dưới, quên mất tên, có một cây đèn cóc cao hơn, nhưng kẹt vào chỗ cạnh cột điện và lưới rào lủng củng.
Nhà này có cổng hay quá, có hai con chó đá nhưng nằm bẹp xuống nhìn nhau. Nhà có đến mấy con chó lai béc-giê nằm chình ình, đi qua cũng hơi ngại. Bạn này đã ngửi hít chân mình một lượt rồi lùi ra đấy.
Còn cái cổng này có đề năm 1919. "Cách mạng nở trước đời tôi hai tuổi" (giống thơ Tố Hữu).
Còn cái cổng này vẫn còn bầu rượu (hoặc lồ ô) với cá chép chầu hai bên. Lưu ý là những số nhà này có từ thời Pháp! Những nhà ngụ cư hoặc cạnh sông sau này không có số.
Cự Chân cùng Cự Gianh, Cự Phát là những nhà giàu nhất nhì làng ngày trước, có cả cửa hiệu ở phố Hàng Đào, Hàng Bông. Cũng có thể xem như giàu có cỡ của Bắc Kỳ.
Tân Cổ giao "duyên".
Những tấm phên treo trên đầu là để phơi miến.
Xuống đến đây, số 138 là một nhà có cái cửa rất điệu.
Mặt tiền không cầu kỳ nhiều, vì thế cái mái nhô ra như đồ trang sức, rất là quý phái. Chi tiết đấu (console) thì Tầu, nhưng đường cong mái thì khá Việt Nam vì chỉ cong tí ở các đầu đao nhờ tầu mái (nếu của TQ thì sẽ cong vút nhờ chồng các lớp đấu liên tiếp).
Cánh cửa thì Tây rồi, nhưng hoa sắt cũng vẫn kéo lại chữ Thọ.
Sàn nhà lát đá hoa 5 màu tuyệt đẹp! Mà để ý kỹ thì thấy đảo chỗ, ô bát giác hoa cánh đỏ xen kẽ ô hoa cánh da cam. Đồ đạc cũng toàn đồ mới, còn giữ lại mấy tấm hình và cái sừng hươu làm mắc treo mũ (thấy nhiều ở nhà ngày xưa).
Tấm ảnh truyền thần ông bà chủ thời năm 1960. Bà chủ ở ngoài còn đẹp lắm, đang nấu cơm. Cô không cho chụp, cười nguây nguẩy. Cô bảo, cái cửa nhà có gì mà sao mấy đứa qua cứ thi nhau chụp!
Ngôi nhà này cũng ở xóm Con Cóc. Anh chủ hiền lành, hơi khờ khờ, bảo hôm nọ vừa có quay phim ở đây. Nhà có hàng cột đá và hàng thượng song chạm hình chữ Thọ hiếm có.
Phần mặt tiền đã mất các cánh cửa. Chủ nhà bảo mưa gió thì cũng chịu, che tạm bằng mấy tấm giại.
Trần gỗ bên trong đã bị hỏng, bít lại bằng trần nhựa. Ván chỉ dầy có 1 phân nên không dùng làm gì trên đó được. Hàng cột đá giữa nhà thật cầu kỳ, giống như một số nhà ở Hà Nội, nhưng ít nhà bằng đá thế này, nhất là có chạm khắc nữa. Đầu cột chạm kiểu Corinth giản thể, chân thì chạm các hình hoa văn.
Phân chia hai loại gạch hoa là hàng đá hoa cương vân tía quá đẹp.
Hình chạm thì cũng mộc mạc, kiểu trang trí công thức nhưng mềm mại và khéo léo. Cảm giác như là người ta làm cái nhà dồn hết tình cảm vào, công trình là sản phẩm tinh thần chứ không phải xây dựng cơ bản nữa. Mà cái từ XDCB ai phát minh ra, nghe thật chán.
Đi ngoài đường, thấy một tấm bia sau lưng một nhà hai tầng. Một cái làng giàu có, rồi chiến tranh ập đến, rồi vật đổi sao dời... đại khái là mình hình dung ra một kịch bản "ấy" lắm nhé :-)
Nhưng vào trong thì thấy cái nhà hoành tráng quá, đáng để nghĩ về một thứ ở đời gọi là "thăng trầm". Cũng như cái nhà ở xóm Đồng Nhân Cát, nhà này - nhà ông Tường - có kiểu Tây gần như chủ yếu, trừ bốn chữ Hán đắp bằng mảnh sứ: Minh Nguyệt Thanh Phong. Tầng 2 đã bị sạt mái hiên ngoài, các cửa sổ bị bít lại. Anh chủ nhà chắc con trai, tầm 30, mặc bộ quần áo xanh bảo hộ, cắm cúi quét thóc vào bao đầy nhẫn nại.
Bên trong nhà còn những ô cửa kính cong, dấu vết của một quá khứ vàng son. Cái bàn Tây có hai ngăn kéo kiểu bàn trang điểm hoặc bàn viết. Cái mắc áo cũng bằng gỗ kiểu xưa. Trên trán tường còn giữ những trang trí hình đồng tiền chập đôi cùng dây tua, vẽ bằng màu đã bạc. Mấy chục năm còn nguyên, thật lạ lùng.
Con mực này rất ghê, mình đi lại xem không sao, đến lúc giơ máy ảnh lên về hướng có nó, lập tức gầm gừ. Hàng hiên nhà này bừa bộn kinh khủng, những viên gạch hoa đã bị tróc lở bề mặt cả.
Còn ngôi nhà này - nhà Cự Chân - có phong cách hiện đại, giống như phong cách nhà triển lãm 75 Đinh Tiên Hoàng, tòa nhà trụ sở cũ Bộ Thương Mại, hoặc mấy nhà ở dọc phố Tràng Tiền như chỗ L'Espace bây giờ.
Cái nhà cũ ở giữa là nhà thờ, còn hai dãy vuông góc là nhà khách và nhà dưới. Ông chủ nhà nói hai nhà Tây xây năm 1932.
Hoa trang trí tia mặt trời và mây trời thời Art Deco cũng đã đến một làng quê Bắc Kỳ.
Đây là lần đầu tiên mình tận mắt thấy một cái trần cong bằng gỗ! Những chạm trổ đẹp quá sức tưởng tượng. Chủ nhà này phải là tay chơi có hạng, hoặc thợ làm nhà này phải đã học hình thức này từ Trung Quốc, hoặc có một kinh nghiệm xử lý. Có lẽ cũng không phải là khó, nhưng tinh thần làm đẹp nó là cái gì nhỉ, nếu như là vì muốn làm cho cái nhà đang sống thành thứ để hưởng thụ mà không ai bì được.
Những trang trí đẹp trên xà gỗ, những cột đá cũng đẹp, nhưng mà người bây giờ nhếch nhác quá, quần áo treo như giẻ rách, ghế nhựa, sàn lát gạch men kính.
Hai bà già ngồi xem TV trong cái gian tối như hũ nút. Chả biết là có phải vì cảm giác bi kịch hóa mà thấy cái đẹp ở đây não nùng ghê gớm.
Một nhà khác, kiểu chữ Nhị, nhà trên để thờ và ở, nhà dưới làm bún. Hai vợ chồng ông bà chủ đang vắt bún. Nhà cửa khang trang nhưng nói chung cứ lam lũ, như thể cái nhà này chỉ là nơi ở tạm vậy.
Cả hai đều còn trẻ :-)
Một ngôi nhà ở ngoài xóm Đình, có giàn gấc và cái sân rất nên thơ. Có một ông già đang tỉa cây cảnh.
Cái nhà mà thấy từ xóm Hiếu Đễ (cửa sổ nhà ông Thắng - cái nhà Pháp trang trí đẹp) chính là nhà Sinh-Yến ở xóm Lễ Nghĩa.
Nhà này lại có phong cách rất Tây Sương Ký. Sau cổng vào là đến sân trước có hàng cửa cuốn tò vò. Không biết cái hình tròn ở giữa trước đây là cái gì. Chữ cũng đã bị tróc hết cả.
Bên trái là cái nhà hai tầng, bên phải là nhà dưới có lối vào cũng rất điệu.
Mọi thứ tàn tạ chỉ càng nhắc rõ, "tao đã từng là bà hoàng". Chú ý hàng lan can sân thượng nhà bên này xây bằng cách chắp các viên gạch lại với nhau, thay vì đúc xi măng như sau này. Những cái ống sào bằng nứa là để giăng các tấm phên phơi miến.
Bậc thềm đá xanh và gạch hoa vẫn còn, chú ý hàng gạch viền cũng ít thấy - loại có hoa hình tròn mặt trời.
Cách một nhà, là nhà này, nhưng không nhớ tên ông chủ. Cái cổng vào đi dưới cái gác mỏng dính, có đề bốn chữ "Đông Phong Minh Nguyệt" - nên thơ ra phết. Có lẽ gác này xây thêm, vì nhà chính có hai dãy mái ngói kiểu truyền thống.
Hình như nhà này dùng làm nhà thờ, vì hơi quạnh quẽ, dù ngăn nắp. Ông chủ mới đi bán hàng ở Cầu Bươu về, khách đến có lẽ cũng không đúng lúc, vì ông đang sắp cơm ra ăn một mình.
Đây là ngôi nhà rất điển hình cho nhà truyền thống Bắc Bộ, từ kết cấu dùng thượng rường hạ kẻ, cho đến cách bài trí và họa tiết chạm khắc. Ở hàng hiên, có lẽ người ta cấy thêm một hàng chân nữa để cái mái che ra tận ngoài bậc thềm.
Hai gian bên thì che bằng tấm giại đan phên, còn ở gian giữa, che bằng bức bình phong cầu kỳ này. Ngôi nhà tuy không có nhiều độc đáo, nhưng xem một hồi thì ngẫm ra tại sao mấy người nhà bà Sinh-Yến lại cứ bảo sang bên nhà này mới thật là cổ và đẹp. Có lẽ vì nó hội tụ những đặc trưng hoàn thiện của một ngôi nhà VN giàu có điển hình.
Cái lăng (hay nhà thờ họ) này thực tế ở làng Hữu Trung, bên cạnh làng Cự Đà, nhưng vì cùng trên đường vào nên ghép vào đây.
Lăng họ Đỗ này tuy nhỏ nhưng cũng kỳ khu chạm trổ, phong cách thế kỷ XIX-XX, hơi giống lăng Hoàng Cao Khải (mà bây giờ tan nát cả).
Thấy có một nhà làm đậu phụ tại trận, người chồng đang gạt đậu vào khuôn.
Ở ngoài, người vợ bán. Có cả nước đậu nữa.
Một cảm giác nao nao, vừa quen thuộc, lại vừa lạ lẫm. Nhớ cái làng quê ngoại cũng ở gần Hà Đông hồi bé, cảnh tượng cũng giống Cự Đà, nhưng vì là đất Hà Nội nên có lẽ chẳng còn giữ được thế. Nhưng biết đâu ở đây họ mòn mỏi với cái hình hài cũ thì sao, dù hình hài ấy là chứng minh cho một thời hoàng kim, thời họ khiến cả xứ kính nể? Chả biết được, có điều từ làng này đi về nhà qua đường Giải Phóng, thấy dân tình đổ lên Hà Nội cuối ngày chủ nhật kẹt cả đường trước bến xe phía Nam, nghĩ thế này thì giữ cho ai.
.
Làng Cự Đà vốn buôn bán lấy sông Nhuệ làm điểm tựa, đồng thời là long mạch. Nghe thì thần bí, nhưng rất logic là từ khi sông này thành sông chết thì việc buôn bán bằng thuyền mất tác dụng. Các dãy nhà dọc bờ sông làm cho làng mất cảnh quan ven sông.
Đây là một cái đèn đá tạc hình con cóc. Trên lưng nó có một cái lỗ để đựng dầu hoặc để đèn dầu trước khi có đèn điện, nhằm giúp thuyền bè lên bến. Cái lối xuống sông này giờ chẳng dùng làm gì, người ta phơi rơm rạ và nhà thì bít hai bên. Cái xóm ăn ra đây có tên là xóm Con Cóc.
Ở một xóm dưới, quên mất tên, có một cây đèn cóc cao hơn, nhưng kẹt vào chỗ cạnh cột điện và lưới rào lủng củng.
Nhà này có cổng hay quá, có hai con chó đá nhưng nằm bẹp xuống nhìn nhau. Nhà có đến mấy con chó lai béc-giê nằm chình ình, đi qua cũng hơi ngại. Bạn này đã ngửi hít chân mình một lượt rồi lùi ra đấy.
Còn cái cổng này có đề năm 1919. "Cách mạng nở trước đời tôi hai tuổi" (giống thơ Tố Hữu).
Còn cái cổng này vẫn còn bầu rượu (hoặc lồ ô) với cá chép chầu hai bên. Lưu ý là những số nhà này có từ thời Pháp! Những nhà ngụ cư hoặc cạnh sông sau này không có số.
Cự Chân cùng Cự Gianh, Cự Phát là những nhà giàu nhất nhì làng ngày trước, có cả cửa hiệu ở phố Hàng Đào, Hàng Bông. Cũng có thể xem như giàu có cỡ của Bắc Kỳ.
Tân Cổ giao "duyên".
Những tấm phên treo trên đầu là để phơi miến.
Xuống đến đây, số 138 là một nhà có cái cửa rất điệu.
Mặt tiền không cầu kỳ nhiều, vì thế cái mái nhô ra như đồ trang sức, rất là quý phái. Chi tiết đấu (console) thì Tầu, nhưng đường cong mái thì khá Việt Nam vì chỉ cong tí ở các đầu đao nhờ tầu mái (nếu của TQ thì sẽ cong vút nhờ chồng các lớp đấu liên tiếp).
Cánh cửa thì Tây rồi, nhưng hoa sắt cũng vẫn kéo lại chữ Thọ.
Sàn nhà lát đá hoa 5 màu tuyệt đẹp! Mà để ý kỹ thì thấy đảo chỗ, ô bát giác hoa cánh đỏ xen kẽ ô hoa cánh da cam. Đồ đạc cũng toàn đồ mới, còn giữ lại mấy tấm hình và cái sừng hươu làm mắc treo mũ (thấy nhiều ở nhà ngày xưa).
Tấm ảnh truyền thần ông bà chủ thời năm 1960. Bà chủ ở ngoài còn đẹp lắm, đang nấu cơm. Cô không cho chụp, cười nguây nguẩy. Cô bảo, cái cửa nhà có gì mà sao mấy đứa qua cứ thi nhau chụp!
Ngôi nhà này cũng ở xóm Con Cóc. Anh chủ hiền lành, hơi khờ khờ, bảo hôm nọ vừa có quay phim ở đây. Nhà có hàng cột đá và hàng thượng song chạm hình chữ Thọ hiếm có.
Phần mặt tiền đã mất các cánh cửa. Chủ nhà bảo mưa gió thì cũng chịu, che tạm bằng mấy tấm giại.
Trần gỗ bên trong đã bị hỏng, bít lại bằng trần nhựa. Ván chỉ dầy có 1 phân nên không dùng làm gì trên đó được. Hàng cột đá giữa nhà thật cầu kỳ, giống như một số nhà ở Hà Nội, nhưng ít nhà bằng đá thế này, nhất là có chạm khắc nữa. Đầu cột chạm kiểu Corinth giản thể, chân thì chạm các hình hoa văn.
Phân chia hai loại gạch hoa là hàng đá hoa cương vân tía quá đẹp.
Hình chạm thì cũng mộc mạc, kiểu trang trí công thức nhưng mềm mại và khéo léo. Cảm giác như là người ta làm cái nhà dồn hết tình cảm vào, công trình là sản phẩm tinh thần chứ không phải xây dựng cơ bản nữa. Mà cái từ XDCB ai phát minh ra, nghe thật chán.
Đi ngoài đường, thấy một tấm bia sau lưng một nhà hai tầng. Một cái làng giàu có, rồi chiến tranh ập đến, rồi vật đổi sao dời... đại khái là mình hình dung ra một kịch bản "ấy" lắm nhé :-)
Nhưng vào trong thì thấy cái nhà hoành tráng quá, đáng để nghĩ về một thứ ở đời gọi là "thăng trầm". Cũng như cái nhà ở xóm Đồng Nhân Cát, nhà này - nhà ông Tường - có kiểu Tây gần như chủ yếu, trừ bốn chữ Hán đắp bằng mảnh sứ: Minh Nguyệt Thanh Phong. Tầng 2 đã bị sạt mái hiên ngoài, các cửa sổ bị bít lại. Anh chủ nhà chắc con trai, tầm 30, mặc bộ quần áo xanh bảo hộ, cắm cúi quét thóc vào bao đầy nhẫn nại.
Bên trong nhà còn những ô cửa kính cong, dấu vết của một quá khứ vàng son. Cái bàn Tây có hai ngăn kéo kiểu bàn trang điểm hoặc bàn viết. Cái mắc áo cũng bằng gỗ kiểu xưa. Trên trán tường còn giữ những trang trí hình đồng tiền chập đôi cùng dây tua, vẽ bằng màu đã bạc. Mấy chục năm còn nguyên, thật lạ lùng.
Con mực này rất ghê, mình đi lại xem không sao, đến lúc giơ máy ảnh lên về hướng có nó, lập tức gầm gừ. Hàng hiên nhà này bừa bộn kinh khủng, những viên gạch hoa đã bị tróc lở bề mặt cả.
Còn ngôi nhà này - nhà Cự Chân - có phong cách hiện đại, giống như phong cách nhà triển lãm 75 Đinh Tiên Hoàng, tòa nhà trụ sở cũ Bộ Thương Mại, hoặc mấy nhà ở dọc phố Tràng Tiền như chỗ L'Espace bây giờ.
Cái nhà cũ ở giữa là nhà thờ, còn hai dãy vuông góc là nhà khách và nhà dưới. Ông chủ nhà nói hai nhà Tây xây năm 1932.
Hoa trang trí tia mặt trời và mây trời thời Art Deco cũng đã đến một làng quê Bắc Kỳ.
Đây là lần đầu tiên mình tận mắt thấy một cái trần cong bằng gỗ! Những chạm trổ đẹp quá sức tưởng tượng. Chủ nhà này phải là tay chơi có hạng, hoặc thợ làm nhà này phải đã học hình thức này từ Trung Quốc, hoặc có một kinh nghiệm xử lý. Có lẽ cũng không phải là khó, nhưng tinh thần làm đẹp nó là cái gì nhỉ, nếu như là vì muốn làm cho cái nhà đang sống thành thứ để hưởng thụ mà không ai bì được.
Những trang trí đẹp trên xà gỗ, những cột đá cũng đẹp, nhưng mà người bây giờ nhếch nhác quá, quần áo treo như giẻ rách, ghế nhựa, sàn lát gạch men kính.
Hai bà già ngồi xem TV trong cái gian tối như hũ nút. Chả biết là có phải vì cảm giác bi kịch hóa mà thấy cái đẹp ở đây não nùng ghê gớm.
Một nhà khác, kiểu chữ Nhị, nhà trên để thờ và ở, nhà dưới làm bún. Hai vợ chồng ông bà chủ đang vắt bún. Nhà cửa khang trang nhưng nói chung cứ lam lũ, như thể cái nhà này chỉ là nơi ở tạm vậy.
Cả hai đều còn trẻ :-)
Một ngôi nhà ở ngoài xóm Đình, có giàn gấc và cái sân rất nên thơ. Có một ông già đang tỉa cây cảnh.
Cái nhà mà thấy từ xóm Hiếu Đễ (cửa sổ nhà ông Thắng - cái nhà Pháp trang trí đẹp) chính là nhà Sinh-Yến ở xóm Lễ Nghĩa.
Nhà này lại có phong cách rất Tây Sương Ký. Sau cổng vào là đến sân trước có hàng cửa cuốn tò vò. Không biết cái hình tròn ở giữa trước đây là cái gì. Chữ cũng đã bị tróc hết cả.
Bên trái là cái nhà hai tầng, bên phải là nhà dưới có lối vào cũng rất điệu.
Mọi thứ tàn tạ chỉ càng nhắc rõ, "tao đã từng là bà hoàng". Chú ý hàng lan can sân thượng nhà bên này xây bằng cách chắp các viên gạch lại với nhau, thay vì đúc xi măng như sau này. Những cái ống sào bằng nứa là để giăng các tấm phên phơi miến.
Bậc thềm đá xanh và gạch hoa vẫn còn, chú ý hàng gạch viền cũng ít thấy - loại có hoa hình tròn mặt trời.
Cách một nhà, là nhà này, nhưng không nhớ tên ông chủ. Cái cổng vào đi dưới cái gác mỏng dính, có đề bốn chữ "Đông Phong Minh Nguyệt" - nên thơ ra phết. Có lẽ gác này xây thêm, vì nhà chính có hai dãy mái ngói kiểu truyền thống.
Hình như nhà này dùng làm nhà thờ, vì hơi quạnh quẽ, dù ngăn nắp. Ông chủ mới đi bán hàng ở Cầu Bươu về, khách đến có lẽ cũng không đúng lúc, vì ông đang sắp cơm ra ăn một mình.
Đây là ngôi nhà rất điển hình cho nhà truyền thống Bắc Bộ, từ kết cấu dùng thượng rường hạ kẻ, cho đến cách bài trí và họa tiết chạm khắc. Ở hàng hiên, có lẽ người ta cấy thêm một hàng chân nữa để cái mái che ra tận ngoài bậc thềm.
Hai gian bên thì che bằng tấm giại đan phên, còn ở gian giữa, che bằng bức bình phong cầu kỳ này. Ngôi nhà tuy không có nhiều độc đáo, nhưng xem một hồi thì ngẫm ra tại sao mấy người nhà bà Sinh-Yến lại cứ bảo sang bên nhà này mới thật là cổ và đẹp. Có lẽ vì nó hội tụ những đặc trưng hoàn thiện của một ngôi nhà VN giàu có điển hình.
Cái lăng (hay nhà thờ họ) này thực tế ở làng Hữu Trung, bên cạnh làng Cự Đà, nhưng vì cùng trên đường vào nên ghép vào đây.
Lăng họ Đỗ này tuy nhỏ nhưng cũng kỳ khu chạm trổ, phong cách thế kỷ XIX-XX, hơi giống lăng Hoàng Cao Khải (mà bây giờ tan nát cả).
Thấy có một nhà làm đậu phụ tại trận, người chồng đang gạt đậu vào khuôn.
Ở ngoài, người vợ bán. Có cả nước đậu nữa.
Một cảm giác nao nao, vừa quen thuộc, lại vừa lạ lẫm. Nhớ cái làng quê ngoại cũng ở gần Hà Đông hồi bé, cảnh tượng cũng giống Cự Đà, nhưng vì là đất Hà Nội nên có lẽ chẳng còn giữ được thế. Nhưng biết đâu ở đây họ mòn mỏi với cái hình hài cũ thì sao, dù hình hài ấy là chứng minh cho một thời hoàng kim, thời họ khiến cả xứ kính nể? Chả biết được, có điều từ làng này đi về nhà qua đường Giải Phóng, thấy dân tình đổ lên Hà Nội cuối ngày chủ nhật kẹt cả đường trước bến xe phía Nam, nghĩ thế này thì giữ cho ai.
.
Nhận xét
Làng Cự Đà này lạ lắm, đẹp lắm mà về thăm thì buồn và bất lực lắm. Cứ như ta đứng ngay bên cạnh một cô hoa hậu mà đang thập tử nhất sinh, mà mình ở ngay bên cạnh mà không cứu được, đang chờ cô ấy tắt thở. Chao ơi!
Hoa hậu ơi, chắc phải chờ các đại gia mới cứu được chăng?