Nghệ thuật thì chữ ơ (cho ngày báo chí)
Mình có thời gian đi làm báo, ngắn ngủi thôi, không đủ lâu để được cấp một cái thẻ. Nhưng số lượng bạn làm báo cũng vẫn không thay đổi mấy. Làm báo rồi thì mới rút ra kết luận: dễ thì cũng sẽ dễ nhưng mà khó thì cũng khó, đúng kiểu làm dự án ở Việt Nam: ai vào làm cũng như tay mơ, mà rồi một thời gian sau là cắm cổ làm, nhoay nhoáy viết, rồi bằng cách nào đó, cũng thấy lên trang!
Thực sự là làm báo kiếm tiền tương đối dễ dàng, nhưng với điều kiện phải chăm chỉ và nhanh chóng biết làm bài. Nếu ai trót sa vào nhận chuyên mục kiểu columnist hay những thứ văn hoa lá cành thì mặc dù nhuận bút từng bài cao, nhưng viết những bài như thế rất lâu công, vò đầu bứt tai cả mấy ngày trời, có khi cả tuần, thì tính ra không bằng cánh làm bài 300-400k/bài tằng tằng tuần 2 bài...
Từ ngày chuyển sang làm sách, thì có một cái tiết mục cần nương nhờ báo chí là quảng cáo sách. Tất nhiên là các bạn làm báo bận tối mắt, không phải ai cũng đủ thời gian để đọc sách biếu từ NXB, nhưng không biết nói gì khi cả bài điểm sách chừng 300 chữ lại chính là lấy từ thông cáo báo chí, mà thông cáo thì lại là văn của biên tập viên, có khi lại chính là văn của tác giả... Một bạn làm báo văn nghệ có tiếng, viết báo giỏi, có năng lực tốt, ở một tờ báo cũng vào hàng nhất nhì đất Bắc, nhưng lại không được điểm sách cho báo nhà, mà đi điểm cho một tờ tạp chí đánh quả thêm. Bạn bảo: cái người điểm sách ở báo nhà chỉ chuyên điểm giá vàng và tin thời tiết bên mình!
Nhưng nghĩ kỹ thì ngày xưa, mình cũng hăm hở điểm sách, đọc túi bụi mỗi tháng ít nhất 5 quyển, nhưng rồi chẳng thấy đi đến đâu, hình như chẳng ai đọc, và những người làm ra sách cũng chẳng đọc đến bài điểm sách của mình, và cũng chẳng ai biếu mình sách đều đặn :-) Tóm lại, làm cái gì cứ phải lên lịch thì phải có một năng lượng và sự đam mê. Tại sao nền văn hóa đọc của chúng ta chỉ sinh ra những màn thù tạc triết lý vụn, hàn lâm cầu kỳ rởm, khi có cái gì bồng bột là cho rằng "hạng hai"? Các nhà báo hình như chẳng tiết lộ được cho người đọc xem gu của họ là gì, họ yêu ghét loại sách nào trong số những thứ đầy mẹt sách Đinh Lễ, Nguyễn Xí mà vô cùng ít ỏi những người chịu khó đọc mà điểm cho ra tấm ra món. Rút cục không biết bao nhiều là những bài giới thiệu sách bê nguyên lời bìa 4 mà dán vào, mà không biết bìa 4 ấy cũng chỉ là những synopsis gợi mở mà thôi. Đồng phục văn đã tệ, đồng phục thẩm văn thì còn chết hơn.
Những người điểm sách ở VN mình năng nổ hoạt động giờ chắc chỉ có mấy người quen biết là mình liếc tên thì phải để ý: ngoài bạn Nhị Linh vốn là nghề tay phải luôn, còn có chị Thu Hà, Linh Thoại, Trần Nhã Thụy (Tuổi Trẻ), Thủy Lê (Lao Động). Bạn Lâm Lê (TTVH Đàn Ông) thì chăm đọc mà ít thấy viết review, chuyên chú phim ảnh hơn. Anh Phạm Xuân Nguyên chính ra là đáng khen nhất vì không nề hà sách nào hết! Cũng có bạn Nhã Thuyên nhưng mình không thích đọc bạn ấy điểm sách lắm, cầu kỳ kiểu mấy mợ thừa thời gian, lúc nào cũng chêm vào một cụm từ kiểu tân hình thức, gạch nối cụm từ... Bạn Hải Ngọc cũng chăm chỉ nhưng bạn ấy chỉ viết trên blog, mà review lại không đại chúng, đọc mệt. Đọc những bài điểm sách đánh võng nhiều, người ta không muốn chạy đi mua nữa. Nhưng dù sao cũng thấy là họ quan tâm thực sự tới cuốn sách đó.
Vốn chưa từng viết báo về mảng sao hay giải trí nên cũng không biết được bếp núc phỏng vấn họ ra sao. Nhưng đọc lời lẽ của các sao, thấy các phóng viên siêu, có khả năng làm tươi mát cho những trang văn hóa, những tuyên ngôn bốc giời của các sao ấy như để bù lại sự nặng nề của các mục điểm sách.
Hôm qua trời đổ mưa, mát giời đi tí, tức cảnh làm bốn câu:
Đất nước hình chữ sờ
Thủ đô có vần ội
Họ tên mang dấu ngã
Nghệ thuật thì chữ ơ
Chúc mừng ngày nhà báo, các bạn nhà báo yêu quý!
Thực sự là làm báo kiếm tiền tương đối dễ dàng, nhưng với điều kiện phải chăm chỉ và nhanh chóng biết làm bài. Nếu ai trót sa vào nhận chuyên mục kiểu columnist hay những thứ văn hoa lá cành thì mặc dù nhuận bút từng bài cao, nhưng viết những bài như thế rất lâu công, vò đầu bứt tai cả mấy ngày trời, có khi cả tuần, thì tính ra không bằng cánh làm bài 300-400k/bài tằng tằng tuần 2 bài...
Từ ngày chuyển sang làm sách, thì có một cái tiết mục cần nương nhờ báo chí là quảng cáo sách. Tất nhiên là các bạn làm báo bận tối mắt, không phải ai cũng đủ thời gian để đọc sách biếu từ NXB, nhưng không biết nói gì khi cả bài điểm sách chừng 300 chữ lại chính là lấy từ thông cáo báo chí, mà thông cáo thì lại là văn của biên tập viên, có khi lại chính là văn của tác giả... Một bạn làm báo văn nghệ có tiếng, viết báo giỏi, có năng lực tốt, ở một tờ báo cũng vào hàng nhất nhì đất Bắc, nhưng lại không được điểm sách cho báo nhà, mà đi điểm cho một tờ tạp chí đánh quả thêm. Bạn bảo: cái người điểm sách ở báo nhà chỉ chuyên điểm giá vàng và tin thời tiết bên mình!
Nhưng nghĩ kỹ thì ngày xưa, mình cũng hăm hở điểm sách, đọc túi bụi mỗi tháng ít nhất 5 quyển, nhưng rồi chẳng thấy đi đến đâu, hình như chẳng ai đọc, và những người làm ra sách cũng chẳng đọc đến bài điểm sách của mình, và cũng chẳng ai biếu mình sách đều đặn :-) Tóm lại, làm cái gì cứ phải lên lịch thì phải có một năng lượng và sự đam mê. Tại sao nền văn hóa đọc của chúng ta chỉ sinh ra những màn thù tạc triết lý vụn, hàn lâm cầu kỳ rởm, khi có cái gì bồng bột là cho rằng "hạng hai"? Các nhà báo hình như chẳng tiết lộ được cho người đọc xem gu của họ là gì, họ yêu ghét loại sách nào trong số những thứ đầy mẹt sách Đinh Lễ, Nguyễn Xí mà vô cùng ít ỏi những người chịu khó đọc mà điểm cho ra tấm ra món. Rút cục không biết bao nhiều là những bài giới thiệu sách bê nguyên lời bìa 4 mà dán vào, mà không biết bìa 4 ấy cũng chỉ là những synopsis gợi mở mà thôi. Đồng phục văn đã tệ, đồng phục thẩm văn thì còn chết hơn.
Những người điểm sách ở VN mình năng nổ hoạt động giờ chắc chỉ có mấy người quen biết là mình liếc tên thì phải để ý: ngoài bạn Nhị Linh vốn là nghề tay phải luôn, còn có chị Thu Hà, Linh Thoại, Trần Nhã Thụy (Tuổi Trẻ), Thủy Lê (Lao Động). Bạn Lâm Lê (TTVH Đàn Ông) thì chăm đọc mà ít thấy viết review, chuyên chú phim ảnh hơn. Anh Phạm Xuân Nguyên chính ra là đáng khen nhất vì không nề hà sách nào hết! Cũng có bạn Nhã Thuyên nhưng mình không thích đọc bạn ấy điểm sách lắm, cầu kỳ kiểu mấy mợ thừa thời gian, lúc nào cũng chêm vào một cụm từ kiểu tân hình thức, gạch nối cụm từ... Bạn Hải Ngọc cũng chăm chỉ nhưng bạn ấy chỉ viết trên blog, mà review lại không đại chúng, đọc mệt. Đọc những bài điểm sách đánh võng nhiều, người ta không muốn chạy đi mua nữa. Nhưng dù sao cũng thấy là họ quan tâm thực sự tới cuốn sách đó.
Vốn chưa từng viết báo về mảng sao hay giải trí nên cũng không biết được bếp núc phỏng vấn họ ra sao. Nhưng đọc lời lẽ của các sao, thấy các phóng viên siêu, có khả năng làm tươi mát cho những trang văn hóa, những tuyên ngôn bốc giời của các sao ấy như để bù lại sự nặng nề của các mục điểm sách.
Hôm qua trời đổ mưa, mát giời đi tí, tức cảnh làm bốn câu:
Đất nước hình chữ sờ
Thủ đô có vần ội
Họ tên mang dấu ngã
Nghệ thuật thì chữ ơ
Chúc mừng ngày nhà báo, các bạn nhà báo yêu quý!
Nhận xét
@chị So: Người VN mình chắc hơn nửa họ Nguyễn, có dấu ngã đúng không chị. Đang đứng yên - nguyên lành - dưng đâu đánh ngã lăn đùng ra. Chữ ơ, ơ kìa thơ lơ tơ mơ :-)
Anyway, thích bài thơ cuối quớ. hú hú...
Thế là có người công nhận bốn câu đó là thơ rồi :-))