Liêm sỉ / Văn hóa
(bài này được đặt viết nhưng bị đổ phút chót, dọn máy tính nhân ngày ông Công ông Táo)
Trước khi viết bài này, tôi thử tìm kiếm từ khóa “thay đổi văn hóa” thì có đến mấy gợi ý: “Thay đổi bắt đầu từ những cá nhân”, “Thay đổi con người phải bắt đầu từ tư duy”, “Mọi thay đổi phải bắt đầu từ giáo dục”… Chúng đều là đầu đề của những chuyên mục hay bài báo lớn trên các tờ báo quan trọng. Các dẫn chứng được nêu lên đều xoay quanh chuyện văn hóa xuống cấp và sự hoành hoành của thói vô cảm. Tựu trung lại, đều nói đến nhận thức của con người, mà chốt lại liên quan đến thái độ ứng xử của con người với xung quanh, mà ta vẫn biết với hai chữ “liêm sỉ”.
Trong số vô vàn những bài phỏng vấn các ngôi sao, ca sĩ hay người mẫu của năm qua, tôi chú ý đến câu trả lời của ca sĩ Tuấn Ngọc: “Tôi nhớ Đức Phật có câu: ‘Tu 7 kiếp mới thành đàn ông’, nhưng tôi thấy rất nhiều người đàn ông mà nếu phải tu 7 kiếp để thành như họ thì tôi nguyện làm đàn bà hơn… Hồi trẻ, có thể mình nghĩ có con cho vui nhưng đến tuổi này tôi lại nghĩ, không có con là điều tốt hơn. Càng sống, tôi càng thấy sự tồn tại của mình trên trái đất này không giúp ích gì ai hết. Ngược lại, mỗi chúng ta đang góp phần tàn phá trái đất.” Tôi cho đó là một tâm sự thẳng thắn về nhân sinh và có liêm sỉ. Liêm nghĩa là ngay thẳng, không nhận những cái không phải của mình. Sỉ, biết tự hổ thẹn.
Phải có liêm sỉ thì chúng ta mới giới hạn được cái nhu cầu vô độ của bản thân, và có khả năng tự ngượng với chính mình, chứ không phải là chỉ biết xấu hổ khi bị bắt gặp lúc làm chuyện xấu. Vấn đề là chúng ta bày ra quá nhiều cách để thỏa mãn sự sinh tồn của bản thân mà hiếm khi xem xem sự sinh tồn của mình có cấp bách đến độ liên tục đạp đổ những hàng rào giới hạn nhu cầu của mình không. Về mặt ngôn từ, chúng ta viện nhiều thứ như là “quyền mưu cầu hạnh phúc” nhưng rồi lại sẵn sàng đề ra những thứ trên quyền như “đặc quyền”, “siêu quyền” như một thứ còi hú mở đường át những tiếng còi đang hỗn loạn. Thế là luật có thứ ngoài luật, hiến pháp có thứ vi hiến, chúng ta nói năng, bàn bạc về chúng tới mức như cơm bữa. Và trên các trang mạng hay báo chí chuyên khai thác “lộ hàng” hoặc giật gân, dễ dàng thấy những vạch trần, những sỉ vả hả hê mà ngỡ như đó là một cách cầm cân nảy mực văn hóa.
Nhưng những thứ vạch trần, sỉ vả ấy không làm ai sợ, mà lại thấy tấp nập đông vui, bởi vì người ta thấy ồ hóa ra là chiêu trò, chứ không phải là mấy nhà cầm cân đó đưa ra được giá trị thay thế nào. Khi chiêu trò cứ xảy ra đều đặn, chúng thành công thức cho hành vi sống. Thậm chí khi bị chê bai thì chủ nhân các chiêu trò sẵn sàng sửng cồ và hạ thấp những người có lựa chọn khác. Và từ đấy, lối sống càn rỡ và bầy đàn có cơ trở thành một thứ tân bảo thủ. Ở đây, chúng ta có hai nửa ranh giới của một xã hội có văn hóa: liêm sỉ của cá nhân và pháp trị của nhà nước. Văn hóa giống như một phản ứng hóa học chỉ xảy ra khi có điều kiện cần và đủ của cả hai yếu tố đó. Hài lòng với thực tế văn hóa đang có, có lẽ là vì chúng ta không nghĩ đến những chân trời khác, hoặc có nghĩ đến nhưng liêm sỉ của mỗi người lại không đủ để ta tự xấu hổ.
Trước khi viết bài này, tôi thử tìm kiếm từ khóa “thay đổi văn hóa” thì có đến mấy gợi ý: “Thay đổi bắt đầu từ những cá nhân”, “Thay đổi con người phải bắt đầu từ tư duy”, “Mọi thay đổi phải bắt đầu từ giáo dục”… Chúng đều là đầu đề của những chuyên mục hay bài báo lớn trên các tờ báo quan trọng. Các dẫn chứng được nêu lên đều xoay quanh chuyện văn hóa xuống cấp và sự hoành hoành của thói vô cảm. Tựu trung lại, đều nói đến nhận thức của con người, mà chốt lại liên quan đến thái độ ứng xử của con người với xung quanh, mà ta vẫn biết với hai chữ “liêm sỉ”.
Trong số vô vàn những bài phỏng vấn các ngôi sao, ca sĩ hay người mẫu của năm qua, tôi chú ý đến câu trả lời của ca sĩ Tuấn Ngọc: “Tôi nhớ Đức Phật có câu: ‘Tu 7 kiếp mới thành đàn ông’, nhưng tôi thấy rất nhiều người đàn ông mà nếu phải tu 7 kiếp để thành như họ thì tôi nguyện làm đàn bà hơn… Hồi trẻ, có thể mình nghĩ có con cho vui nhưng đến tuổi này tôi lại nghĩ, không có con là điều tốt hơn. Càng sống, tôi càng thấy sự tồn tại của mình trên trái đất này không giúp ích gì ai hết. Ngược lại, mỗi chúng ta đang góp phần tàn phá trái đất.” Tôi cho đó là một tâm sự thẳng thắn về nhân sinh và có liêm sỉ. Liêm nghĩa là ngay thẳng, không nhận những cái không phải của mình. Sỉ, biết tự hổ thẹn.
Phải có liêm sỉ thì chúng ta mới giới hạn được cái nhu cầu vô độ của bản thân, và có khả năng tự ngượng với chính mình, chứ không phải là chỉ biết xấu hổ khi bị bắt gặp lúc làm chuyện xấu. Vấn đề là chúng ta bày ra quá nhiều cách để thỏa mãn sự sinh tồn của bản thân mà hiếm khi xem xem sự sinh tồn của mình có cấp bách đến độ liên tục đạp đổ những hàng rào giới hạn nhu cầu của mình không. Về mặt ngôn từ, chúng ta viện nhiều thứ như là “quyền mưu cầu hạnh phúc” nhưng rồi lại sẵn sàng đề ra những thứ trên quyền như “đặc quyền”, “siêu quyền” như một thứ còi hú mở đường át những tiếng còi đang hỗn loạn. Thế là luật có thứ ngoài luật, hiến pháp có thứ vi hiến, chúng ta nói năng, bàn bạc về chúng tới mức như cơm bữa. Và trên các trang mạng hay báo chí chuyên khai thác “lộ hàng” hoặc giật gân, dễ dàng thấy những vạch trần, những sỉ vả hả hê mà ngỡ như đó là một cách cầm cân nảy mực văn hóa.
Nhưng những thứ vạch trần, sỉ vả ấy không làm ai sợ, mà lại thấy tấp nập đông vui, bởi vì người ta thấy ồ hóa ra là chiêu trò, chứ không phải là mấy nhà cầm cân đó đưa ra được giá trị thay thế nào. Khi chiêu trò cứ xảy ra đều đặn, chúng thành công thức cho hành vi sống. Thậm chí khi bị chê bai thì chủ nhân các chiêu trò sẵn sàng sửng cồ và hạ thấp những người có lựa chọn khác. Và từ đấy, lối sống càn rỡ và bầy đàn có cơ trở thành một thứ tân bảo thủ. Ở đây, chúng ta có hai nửa ranh giới của một xã hội có văn hóa: liêm sỉ của cá nhân và pháp trị của nhà nước. Văn hóa giống như một phản ứng hóa học chỉ xảy ra khi có điều kiện cần và đủ của cả hai yếu tố đó. Hài lòng với thực tế văn hóa đang có, có lẽ là vì chúng ta không nghĩ đến những chân trời khác, hoặc có nghĩ đến nhưng liêm sỉ của mỗi người lại không đủ để ta tự xấu hổ.
Nhận xét
http://klfosb.wordpress.com/2011/07/31/long-tu-trong/
http://klfosb.wordpress.com/2011/02/18/nghiem-khac/