BCHN 86-107: Từ sông Tương tới đảo Kinh Châu


Trở lại với nhạc tiền chiến và chuyện HN một thuở (click vào tên chương trình để tới link Youtube):

BCHN 86 - Từ sông Tương tới đảo Kinh Châu

BCHN 87 - Tà áo Văn Quân

BCHN 88 - Tiếng hát lênh đênh

BCHN 89 - Thuyền viễn xứ

BCHN 90 - Cô Bắc Kỳ nho nhỏ

BCHN 107 - Cho đi lại từ đầu

BCHN 94 - Dương cầm mưa trên mái:

Số này không phải tiền chiến, mà về các bài hát phổ thơ Lê Đạt, Hoàng Cầm, Dương Tường, Phan Đan, Hoàng Hưng... các gương mặt văn học có nhiều liên quan đến nhau một thời ở HN.

...một không khí HN của những nhà văn, nhà thơ có số phận thăng trầm suốt những năm tháng chiến tranh. Họ là những tác giả đem lại giọng đặc biệt cho không khí văn học HN một thời, giai đoạn những năm 50 của thế kỷ trước. ...họ gần như chìm trong bóng tối suốt ba thập niên cho đến cuối những năm 80, độc giả mới được gặp lại họ. Một trong những kênh để độc giả gặp họ là những bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc, đặc biệt là những ca khúc của NS Phú Quang.

...Những năm 50 ở HN, thế hệ các nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm đã theo đuổi những sáng tạo về ngôn ngữ thơ. Các ông là một trong vài gương mặt nổi bật của phong trào cách tân nghệ thuật thơ Việt. Cho đến tận khi tuổi đã cao, Lê Đạt vẫn nổi tiếng với những sáng tác độc đáo mà ông gọi là thơ Haikâu hay những truyện ngắn về những ám ảnh nghệ thuật văn chương và thiên chức của kẻ sĩ. Về thơ, Lê Đạt tự nhận mình là phu chữ, vì thơ ông viết rất kỹ, cẩn thận từng câu chữ, chọn lọc, suy nghĩ và dằn vặt rất nhiều...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Nhãn

Hiện thêm

Lưu trữ

Hiện thêm