BHCN 57-59: Lang thang hoài trên phố
BCHN 57 - NGÕ NHỎ PHỐ NHỎ [Click để xem trên Youtube]
Nhà thơ Chế Lan Viên đã có bài thơ nhỏ về ngõ Tạm Thương:
"Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương
Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm
Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm
Thương một đời đâu phải tạm thương..."
HN trong ngõ là một HN có phần lộn xộn, thiếu quy hoạch. Những làng xóm thời trước đô thị hóa mà không được quy hoạch lại, những đường làng ngõ xóm thời trước vừa cho trâu đi hay gánh hàng rong đủ lọt, những đường bờ ruộng san thành lối đi, tất cả tạo nên một mạng lưới thăm thẳm như hang rắn.
BCHN 58 - NGƯỜI NGHỆ SĨ LANG THANG HOÀI TRÊN PHỐ [Click để xem trên Youtube]
Thế hệ NS HN mấy thập niên sau chiến tranh, nổi lên bốn gương mặt được xếp thành nhóm Tứ Qúy HN: Trần Tiến – Phó Đức Phương – Dương Thụ và Nguyễn Cường. Mỗi người trong số họ có những ca khúc hay về HN.
Một người nhạc sĩ đã viết đủ phong cách nhạc ba miền, vẫn quay về chủ đề HN với những bài hát như rút ruột ra. Những bài hát về một HN nghèo, một HN buồn xám của những mùa đông xưa cũ, những mối tình cồn cào ẩn dưới cái vẻ lam lũ thời cuộc. Đó là Trần Tiến, người trong bộ tứ HN chúng ta đã nhắc đến. Hình ảnh người nghệ sĩ HN tha hương có lẽ đau đáu hơn hết trong Phố nghèo của Trần Tiến...
BCHN 59 - CHIỀU BUÔNG GÓC PHỐ EM [Click để xem trên Youtube]
Sau nhóm Tứ Qúy của bộ tứ HN, thì những năm 1990, ở HN nổi lên nhóm Hoa Sữa. Điểm đặc biệt của nhóm là tập hợp các nhạc sĩ rất trẻ, và có vài ca sĩ bạn bè, sau này đã trở thành những ngôi sao ca nhạc... Nhóm Hoa Sữa như tên gọi của mình, đã thể hiện một phong cách âm nhạc HN, trau chuốt và trữ tình.
Một nhạc sĩ đàn anh là Nguyễn Đình Bảng mà chúng tôi đã giới thiệu ca khúc Thời hoa đỏ, có một ca khúc đầy chất rock độc đáo là Cơn mưa em bất chợt. Ca khúc khi mới ra đời đã chinh phục khán giả trẻ vì sự mới mẻ và hiện đại của nó. Trong khi các ca khúc HN thời ấy thường có tiết tấu bình ổn và chừng mực, thì những nét nhạc nghịch phách của Cơn mưa em bất chợt mở ra một không gian khác, không gian của nhục cảm và khao khát.
Nhận xét