Bỏ phiếu cho nhạc trẻ
.
Ngày 25.6.2009, tại viện Goethe Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm “Jason Gibbs và câu chuyện âm nhạc Việt Nam” với sự tham gia của nhà nghiên cứu người Mỹ Jason Gibbs, tác giả cuốn sách Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long, cùng dịch giả Nguyễn Trương Quý và rocker Tiến Đạt. Báo TTVH cuối tuần xin giới thiệu câu chuyện giữa dịch giả Nguyễn Trương Quý và tác giả Jason Gibbs trao đổi về một vấn đề cụ thể: vị trí của nhạc trẻ.
Nguyễn Trương Quý (NTQ): Anh Jason thân mến, lần này là chuyến về VN thứ mấy của anh? Cảm nhận của anh lần này ra sao?
Jason Gibbs (JG): Đây là lần thứ mười một. Lần này tôi tập trung nhiều hơn vào việc gặp gỡ và nói chuyện với các nhân vật liên quan đến âm nhạc. Ở Việt
* Tại sao lại không thể trao giải nhất?
NTQ: Ở Việt
JG: Tôi nghĩ thế là bình thường. Nhưng quan sát chuyện giải thưởng, tôi thấy không có lý gì lại không trao giải nhất, mà thay vì đó có đến 3 giải nhì và cả chục giải khuyến khích! Cho dù chất lượng mỗi năm khác nhau, nhưng cần có người có được vinh dự cao nhất. Bởi vì làm như thế kia có vẻ coi thường người sáng tác quá! Người được giải và sản phẩm được giải cũng nên tìm những cách thức để ra thị trường. Tôi đi tìm băng đĩa ở cửa hàng thì không hề thấy đĩa có các tác phẩm được giải của các hội chuyên môn.
NTQ: Trước đây, các nhà lý luận và nhạc sĩ sáng tác của Hội NSVN phê phán nặng nề nhạc não tình và gần đây, họ có những ý kiến không đánh giá cao nhạc Phạm Duy. Dẫu vậy, đấy lại là những sản phẩm có thị trường. Liệu có một mẫu mực nào trong nghiên cứu và sáng tác không?
JG: Các hệ thống nhạc viện Xô-viết, nơi các nhạc sĩ lớp trước VN được đào tạo và chịu ảnh hưởng, vốn được đào tạo bài bản về thẩm mỹ âm nhạc cổ điển châu Âu, nên họ mang cái đánh giá chuẩn mực đó để áp dụng vào thực tế sáng tác âm nhạc VN. Nhưng người nghe VN lại có kiểu thẩm mỹ khác để vừa lỗ tai của họ, nhất là ở một nước không có nhiều người được học về âm nhạc, nên tầng lớp thính giả này khó mà đồng hành được với các nhạc sĩ đó. Các nhạc sĩ nhà nước này đặt ra một tiêu chuẩn quá xa xôi, trong khi có rất nhiều tiêu chuẩn khác nữa. Ví dụ như tôi đánh giá cao tiêu chuẩn của nhạc cổ điển cũng như của nhạc quan họ, nhưng không có gì mâu thuẫn khi tôi theo một tiêu chuẩn khác.
Vừa rồi tôi đi Hải Phòng. Phải nói là một thành phố tuyệt vời! Đời sống âm nhạc của thành phố này rất sôi nổi. Mặc dù thành phố 1 triệu dân này không có dàn nhạc giao hưởng, nhưng tôi đã biết đến 40 người chơi viôlông ở đây! Nếu đánh giá theo tiêu chí châu Âu cổ điển thì âm nhạc VN luôn luôn thiếu, nhưng theo tôi không nên đánh giá theo hướng ấy.
* Nhạc trẻ đang có thời điểm rất thú vị
NTQ: Hiện tượng ca sĩ Việt
JG: Ở Mỹ có hiện tượng oldies music, hát những bài nhạc xưa. Đó chỉ là một phương tiện để mở rộng việc biểu diễn. Ở Mỹ khi nhạc rap ra đời, nhiều người kêu tại sao lại nghe thứ nhạc dở này, mà không tiếp tục những bài hát theo phong cách tiêu chuẩn.
Ví như trường hợp Đàm Vĩnh Hưng, sau khi đã ra 9-10 đĩa nhạc, thì việc anh ta ra đĩa nhạc “cũ” như chúng ta gọi là nhạc vàng trước đây là bình thường. Các ca sĩ như Hưng hay Phương Thanh, họ cũng đã lớn tuổi, họ sẽ chọn những hình thức nhạc phù hợp hơn thay vì loại nhạc trẻ quen thuộc. Cũng còn có lý do là có thể những ca sĩ mới đã chiếm chỗ của họ.
NTQ: Hơn 15 năm theo dõi âm nhạc Việt
JG: Tôi thấy giới trẻ đang tìm cảm hứng từ nhiều nơi, nhạc Mỹ, nhạc Hàn cho đến Hồng Kông. Một yếu tố lớn là thời trang bởi nhạc trẻ và thời trang song hành với nhau. VN là một nước có dân số trẻ, sự “lộn xộn” cũng là sự đa dạng của giới trẻ đang tìm mình bằng niềm đam mê của chính mình. Tôi nghĩ việc các cơ quan cứ định hướng nhạc trẻ phải thế này thế khác là việc không có kết quả.
Tôi không rõ nhạc trẻ VN đã có những nhà phê bình của họ chưa. Tôi có tới gặp các bạn ở Kênh 14, thường là họ cũng theo các mốt thịnh hành, chủ yếu giới thiệu các trào lưu âm nhạc. So sánh với tạp chí Rolling Stones chẳng hạn, xuất phát điểm ban đầu cũng là tạp chí phê bình âm nhạc nghiệp dư, sau này mới thành một đại diện cho công nghệ phê bình âm nhạc mang tính thương mại. Nhưng họ tạo ra được không gian đối thoại về âm nhạc. Số lượng người nghe những loại nhạc như rap hay rock ở VN không đủ để hình thành một tạp chí chăng? Sau khi bạn cho xem trang web Vnrock.com, tôi thấy khá chuyên nghiệp, có lẽ là mang tính chất một sân chơi. Nhưng chắc một năm có quá ít album rock để có thể có những bài phê bình.
Tôi quan tâm đến nhạc teen trong bối cảnh hiện tại, vì sau này đó là những gì phản ánh đời sống của một thời đã qua. Ngay như ta hay nói ca khúc vượt thời gian, nhưng phải nhớ rằng nhạc tiền chiến cũng chỉ có 40 ca khúc được nhớ nhưng tận 4000 ca khúc bị quên, nhưng không có nghĩa là chúng kém chất lượng! Hiện nay có 100.000 bài ca được sáng tác, nhiều năm sau có 100 bài vẫn được nhắc đến đã là thành công.
NTQ: Ca sĩ Thanh Lam gần đây đã nói thẳng với báo chí là “Tôi hết nhuệ khí rồi”. Không còn động lực sáng tạo, lặng lẽ chợ chiều, dường như đấy là cảnh tượng chung của những người làm nên bộ mặt sôi động của thị trường âm nhạc VN 10 năm trước. Tôi phải nhắc đến họ vì trong ký ức giới trí thức trẻ VN vẫn coi thời kỳ đó là đỉnh cao của nhạc trẻ đổi mới. Trong khi đó, báo chí khá coi thường nhạc trẻ hiện tại. Khách quan mà nói, anh thấy nhạc trẻ của lứa sinh sau năm 1980 có đáng bị cư xử như một hậu sinh què quặt không?
JG: Tôi nghĩ là sự thực không đơn giản thế. Ví dụ những bài hát của Phương Thanh hồi Làn Sóng Xanh vẫn bị phê là não tình. Luôn luôn có những người phê phán nhạc của giới trẻ. Tôi nhận thấy hiện nay đã có một quá trình đơn giản hóa, chủ yếu về ca từ, so với thời Làn Sóng Xanh. Đó là nhu cầu của giới trẻ, họ lớn lên trong xã hội này, được tiếp thu những giá trị đạo đức, giải trí, truyền thông thế nào thì họ lựa chọn nhạc thế ấy, và nhạc trẻ như đang có là tất yếu. Phê phán nhạc hiện giờ là coi thường giới trẻ.
Trái với cảm nhận bi quan mà bạn nói, tôi nghĩ lúc này là thời gian rất thú vị. Giới trẻ đang tìm tòi để tạo ra phong cách riêng cho họ. Đó là việc đáng mừng. Tuần trước khi tôi ở TPHCM, tôi có xem một kênh truyền hình của VN có tên Yeah!, chắc hẳn phải có cả một ekip tham gia để tạo ra không khí của lớp trẻ rất sôi động và chuyên nghiệp. Ví dụ, chương trình có bốn người cùng ngồi bàn luận về nhạc trẻ bây giờ. Rõ ràng giới trẻ đang tạo ra bối cảnh âm nhạc cho họ, và đó là điều nên ủng hộ. Nhạc thị trường không được người lớn tuổi thích, nhưng tuổi trẻ có nhu cầu và lý lẽ logic của họ.
* Muốn có đỉnh cao, hãy đi mua đĩa
NTQ: Rõ ràng, không gian thông tin hiện nay khác xa 10 năm trước. Đài FM phát Xone với các bảng xếp hạng toàn cầu là chủ yếu, thay vì Làn Sóng Xanh chẳng còn mấy tác dụng. Có lẽ xưa nay VN thường hay chỉ đề cao một vài loại nhạc, nên khi đó mọi thành tựu đều đậm đặc trong một phạm vi hẹp, nên gây ấn tượng là nhiều tác phẩm để đời. Hiện giờ thì các sáng tác bị tãi ra trong một cái bể mênh mông và người ta nghĩ, hình như không có đỉnh cao. Ý kiến của anh thế nào?
Theo tôi, một trở ngại lớn là đĩa lậu. Nếu một tác phẩm tốt ra đời mà người sáng tác bị thiệt hại vì không kiểm soát được vấn đề tác quyền, thì nghĩa là xã hội đang bỏ phiếu vô ích cho âm nhạc VN bằng cách mua đĩa lậu. Muốn âm nhạc phát triển thì xã hội cần mua đĩa xịn, để cổ vũ cho nhạc sĩ, ca sĩ và âm nhạc VN. Nếu thích loại nhạc nào thì họ hãy bỏ phiếu bằng cách mua đĩa đi, cũng như thích thì hãy tự sản xuất loại nhạc của họ. Phê bình thì chưa đủ, mà phải sản xuất và tiêu thụ nữa.
NTQ: Anh có theo dõi thành quả của những nhạc sĩ trẻ từng đi du học không?
JG: Trong số những nhạc sĩ đó thì tôi thấy Đức Trí là một người giỏi. Anh ấy có cả 3 thứ: khả năng hòa âm, phòng thu và kỹ năng sản xuất, bên cạnh đó còn là người sáng tác. Thật sự là anh có được những bài bản chuyên nghiệp cho một thị trường âm nhạc. Nguyễn Xinh Xô thì tôi không thích các sản phẩm của anh ấy lắm, nhưng là do quan niệm riêng thôi. Còn Kim Ngọc thì tôi có đọc báo và biết cô có những sáng tác thể nghiệm về giao hưởng, nhạc sắp đặt… nhưng làm thế nào để tôi nghe được bây giờ?
NTQ: Tôi cảm nhận ở VN, cho mãi đến gần đây, tân nhạc mới thực sự là “hát để vui”, kể cả nhạc não tình hay thất tình. Nhạc tiền chiến hay nhạc miền Nam trước đây, theo tôi vẫn là thứ nhạc để ký thác tâm sự, u sầu và “tải đạo”. Phải chăng vì thế mà phản ứng của những người lớp trước là thấy nhạc trẻ dễ dãi, phù phiếm? Nhưng thực tế là giới trẻ nghêu ngao hát nhạc trẻ mọi lúc, mọi nơi.
JG: Có lẽ do quan niệm Nho giáo ảnh hưởng lâu đời nên thế hệ trước khắt khe với sáng tác của giới trẻ. Những bài “nhạc gây sốc” như “Mặc kệ người ta nói” của ca sĩ Trí Hải, là một phát ngôn mang tính cá nhân trong một xã hội mang quan niệm truyền thống là một người trẻ phải lắng nghe các bậc trên, hàng xóm và phụ thuộc xung quanh.
NTQ: Anh nghĩ nhạc trẻ VN thiếu điều gì không? Có người đòi hỏi “nhạc trẻ phải có học”, anh thấy sao?
JG: Quan trọng là nhạc trẻ đã phản ánh đam mê và khát vọng âm nhạc của giới trẻ, chứ không nên nói là thiếu cái gì. Đây là nhạc giải trí chứ không phải là nhạc giáo dục để đòi hỏi “nhạc trẻ phải có học”. Tôi rất thích nhạc có học thức, có học thức sẽ thú vị hơn về kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật, ca từ cho đến biểu diễn, nhưng kết quả của nhạc trẻ là một quá trình tự thân chứ không thể áp đặt được.
NTQ: Lâu nay, những nhà nghiên cứu nước ngoài vẫn quen viết về VN như một đối tượng mang tính ý thức hệ. Tôi nghĩ anh là người đã gặp được độc giả VN ở chỗ anh đã nghiên cứu về VN như một sinh thể văn hóa. Tôi nghĩ còn rất nhiều điều mà người đọc trông đợi ở những nghiên cứu tiếp theo của anh về âm nhạc đương đại VN. Tâm trạng chung của giới nghiên cứu âm nhạc trong nước là giải tỏa cơn hạn hán của chính họ. Sự tương tác của anh với giới này ra sao?
JG: Tôi đang nghiên cứu về những mảng nhạc tôi còn chưa tìm hiểu kỹ trước đây như nhạc kháng chiến chống Pháp, nhạc của thanh niên Hà Nội - Hải Phòng thời chống Mỹ, và cả nhạc trẻ như thời Làn Sóng Xanh. Đương nhiên là tôi rất vui khi công việc của mình được đón nhận. Một lý do để tôi tiếp tục nghiên cứu là tôi nhận được rất nhiều cơ hội giao lưu với những người Việt
NTQ: Có người không đồng tình với anh ở một số điểm, anh sẵn sàng tranh luận chứ?
JG: Có thể là bàn bạc, chứ không phải là tranh luận (cười). Hi vọng rằng những người không đồng ý thì họ có chứng cứ để trao đổi. Nếu tôi có thiếu sót thì sẵn sàng mong người đó nói lên. Im lặng lúc này không phải là vàng!
NTQ: Xin cảm ơn anh!
TTVH cuối tuần, 26.6.2009
.
Nhận xét
Đồng tình với quan điểm của anh Jason trong bài này. Không có xh nào đã thiếu thốn và nghèo nàn nhạc như của ta lại còn luôn luôn bị mấy bác tự xưng mình là người có thẩm mỹ âm nhạc chê bôi. Tôn trọng tự do sáng tác và tự do lựa chọn của người nghe là mấu chốt cho phát triển. Mà bạn Q đã quyết không mua địa lậu chưa?