Môtip của người viết
.
Với người viết, môtip là một ý niệm không dễ dàng. Rất nhiều lần, ta gặp môtip cũng hay, cũng hoàn hảo, nhưng đã gọi là môtip thì nghĩa là đã quen thuộc, nhiều người đã dùng. Với tư cách một người viết đòi hỏi sáng tạo, thì một môtip an toàn là thảm họa. Nhưng ngay với anh ta, có khi cũng phải chấp nhận để an toàn. Vì môtip có lợi thế là dẫn dắt người đọc thuận lợi, họ sẽ thấy gần gũi. Nhưng nhiều quá, thành loại văn đọc giết thì giờ trên các tạp chí gia đình.
Trước mình có viết một truyện ngắn tập tọng, về một bà già miền Nam. Nguyên mẫu là cô Ngà, một bà già quắt queo nói giọng Sài Goòng, hay vào quán nước của nhà mình. Chả biết cô làm nghề gì, chỉ thấy hay ra ngồi quán. Nói chung là ở cái khu dân cư nhếch nhác thế, một cái bà ưa buôn chuyện, lại có gốc tích xa xôi, là một niềm thú vị của bọn trẻ con như mình. Đại khái thì ai cũng thấy môtip thật là quen: cô Ngà đem lại cho thằng bé con một thế giới khác, ấy là Sài Gòn với nhà cao cửa rộng, đường dài chục cây số thẳng tắp, rồi từ ngữ lạ tai nữa. Cô Ngà ở một thời gian rồi biến mất. Sổ nợ nhà mình vẫn còn tên cô chưa thanh toán hết. Nhưng chắc thấy nhạt nhẽo quá hay là ngượng mà mình đặt password cho file, lâu quá rồi chẳng biết vứt đâu, mà có tìm ra cũng chẳng nhớ password để mở được! Truyện như thế, blog Nguyễn Quang Lập có đầy mà hay hơn.
Hôm nọ mang quyển bản thảo của một tác giả đến cơ quan, cho vào tủ. Đã định trả lại thẳng cánh, nhưng vì muốn suy nghĩ thêm chút nên giữ lại. Vẫn là vấn đề môtip. Truyện kể từ lúc tuổi thơ đến lúc lớn. Giá cứ dừng lại ở đoạn sắp lớn (thành đàn ông) thì sẽ được, nhưng phải bỏ bớt những môtip đã nhàm quá. Phải nói là cái sự tự nhiên của ký ức làm cho phần đầu sống động. Nhưng việc thiếu gọt giũa và hồn nhiên như cô tiên làm cho văn dở. Cứ chuyện này bắt qua chuyện kia, như chuyện buôn hàng nước chè, mà lắm chuyện cũng gay cấn phết, từ chuyện cải tạo thương nghiệp, chuyện cán bộ phân nhà, chuyện tình báo Trung Quốc, chuyện yểm bùa trấn đất... Thấy tiếc nếu không thành sách được. Có điều mình không biết có nên góp ý khuyên tác giả viết lại, bởi vì mình cũng không có chắc là họ sẽ thành công, cũng như là rồi thì có được duyệt không? Rõ ràng là viết về một tuổi thơ Hà Nội có lẽ như thế là hấp dẫn ghê rồi, nhưng cái sự quen thuộc của các môtip kiểu Không gia đình hay David Copperfield khiến mình hơi chùng.
Mọi người cho lời khuyên xem sao thì tốt. Nếu mà khuyên họ sửa, nhưng không thành sách được thì cũng phiền.
.
Với người viết, môtip là một ý niệm không dễ dàng. Rất nhiều lần, ta gặp môtip cũng hay, cũng hoàn hảo, nhưng đã gọi là môtip thì nghĩa là đã quen thuộc, nhiều người đã dùng. Với tư cách một người viết đòi hỏi sáng tạo, thì một môtip an toàn là thảm họa. Nhưng ngay với anh ta, có khi cũng phải chấp nhận để an toàn. Vì môtip có lợi thế là dẫn dắt người đọc thuận lợi, họ sẽ thấy gần gũi. Nhưng nhiều quá, thành loại văn đọc giết thì giờ trên các tạp chí gia đình.
Trước mình có viết một truyện ngắn tập tọng, về một bà già miền Nam. Nguyên mẫu là cô Ngà, một bà già quắt queo nói giọng Sài Goòng, hay vào quán nước của nhà mình. Chả biết cô làm nghề gì, chỉ thấy hay ra ngồi quán. Nói chung là ở cái khu dân cư nhếch nhác thế, một cái bà ưa buôn chuyện, lại có gốc tích xa xôi, là một niềm thú vị của bọn trẻ con như mình. Đại khái thì ai cũng thấy môtip thật là quen: cô Ngà đem lại cho thằng bé con một thế giới khác, ấy là Sài Gòn với nhà cao cửa rộng, đường dài chục cây số thẳng tắp, rồi từ ngữ lạ tai nữa. Cô Ngà ở một thời gian rồi biến mất. Sổ nợ nhà mình vẫn còn tên cô chưa thanh toán hết. Nhưng chắc thấy nhạt nhẽo quá hay là ngượng mà mình đặt password cho file, lâu quá rồi chẳng biết vứt đâu, mà có tìm ra cũng chẳng nhớ password để mở được! Truyện như thế, blog Nguyễn Quang Lập có đầy mà hay hơn.
Hôm nọ mang quyển bản thảo của một tác giả đến cơ quan, cho vào tủ. Đã định trả lại thẳng cánh, nhưng vì muốn suy nghĩ thêm chút nên giữ lại. Vẫn là vấn đề môtip. Truyện kể từ lúc tuổi thơ đến lúc lớn. Giá cứ dừng lại ở đoạn sắp lớn (thành đàn ông) thì sẽ được, nhưng phải bỏ bớt những môtip đã nhàm quá. Phải nói là cái sự tự nhiên của ký ức làm cho phần đầu sống động. Nhưng việc thiếu gọt giũa và hồn nhiên như cô tiên làm cho văn dở. Cứ chuyện này bắt qua chuyện kia, như chuyện buôn hàng nước chè, mà lắm chuyện cũng gay cấn phết, từ chuyện cải tạo thương nghiệp, chuyện cán bộ phân nhà, chuyện tình báo Trung Quốc, chuyện yểm bùa trấn đất... Thấy tiếc nếu không thành sách được. Có điều mình không biết có nên góp ý khuyên tác giả viết lại, bởi vì mình cũng không có chắc là họ sẽ thành công, cũng như là rồi thì có được duyệt không? Rõ ràng là viết về một tuổi thơ Hà Nội có lẽ như thế là hấp dẫn ghê rồi, nhưng cái sự quen thuộc của các môtip kiểu Không gia đình hay David Copperfield khiến mình hơi chùng.
Mọi người cho lời khuyên xem sao thì tốt. Nếu mà khuyên họ sửa, nhưng không thành sách được thì cũng phiền.
.
Nhận xét
Theo tớ thì góp ý và nói rõ với họ khả năng có được xuất bản hay không là tùy thuộc a, b, c. Làm chi mà lo xa việc thành sách hay không.
Lung
Lão Tạ bảo có lần phải "chửi" thẳng vào mặt tác giả, dọa ném bản thảo ra cầu thang, rồi thích kiện nhau thì kiện. Vì chỉnh sửa rồi, biên tập rồi, vẫn không thành sách được. Hai bên cùng cáu.
Hì hì. Đúng là, công việc nào cũng có nỗi đau riêng.