Một tá câu hỏi người độc thân ghét
...
Qua "khảo sát" các anh chị em độc thân, thì những câu hỏi loại dưới đây thường bị ghét nhất khi hỏi họ là:
1. Mày định sống như thế này đến bao giờ? -> như thể single life là một cuộc sống đồi bại, xấu xa và cần loại trừ.
2. Thế cứ định sống thế này mãi à? -> như trên.
3. Bao giờ thì cho cô/bác/tao... ăn kẹo đây?
4. Mày có vấn đề gì không? -> single life như thể là có bệnh lý.
5. Mày pêđê à? -> không kết bồ với ai là coi như có vấn đề giới tính.
6. Đi chơi mãi không chán à? -> chơi nhiều nghĩa là ham vui, vô trách nhiệm, tan hoang cửa nhà (nhất là các chị em).
7. Cả phòng còn mỗi anh/chị/mày thôi đấy! -> black sheep of the office!
8. Không định lấy chồng đi, kén chọn mãi thế!
9. Con gái có thì. -> cứ như thể sắp xuống lỗ.
10. Đừng có để lâu quá kẻo cha già con cọc.
11. Đừng để đeo kính lão quấy bột cho con.
12. Đừng có trốn tránh trách nhiệm mãi nhá.
13. Dạo này thế nào rồi? (hấp háy mắt, nheo nheo cười)
14. Đã có cô/thằng/mối nào chưa? (như trên)
...
Tóm lại là làm người độc thân ở cái nước mình nó như là maverick. Tất cả xung quanh ra sức lay chuyển sao cho cái đối tượng đó "bỏ cuộc chơi". Đến mức mà single ones thấy phát sợ, bởi vì cái sự một mình của họ hàng ngày phải đối diện với khung cảnh không lấy làm vui gì của cái gọi là hạnh phúc. Có lần, một chị bạn phát biểu không có ảo tưởng gì về gia đình hạnh phúc. Khi mình bảo có những vợ chồng hạnh phúc, chị bạn bảo, mày thử lấy ví dụ cặp nào tao biết đi, tao phân tích cho. Nghĩ một hồi, cặp nào cũng có vấn đề.
"They shoot single ones, don't they?" là tên một tập phim trong cái bộ SACT, dẫn ra hiện tượng single ones dẫu nhiều những vẫn cứ là thiểu số - đi đến đâu cũng xem như thứ có khả năng tác hại đến cộng đồng các gia đình. Đấy là ở một xã hội Tây nhất trong số các nơi Tây mà còn vậy.
Hình như mọi người vẫn không tin được là có những cá thể muốn sống một mình, đơn giản là nhu cầu của họ chỉ có vậy. Để cạp rá rổ với ai đấy, có lẽ phải sẵn sàng hoặc chuẩn bị kỹ càng cho một cuộc sống chung lâu dài. Nhưng xã hội VN vẫn cứ như một xã hội tiền phong kiến - các cặp ra đời là vì nhu cầu sinh tồn (duy trì nòi giống là một câu chuyện khác) - vẫn cho rằng cứ cặp vào nhau rồi cũng xoay xở sống được. Sống một cuộc sống như thế nếu đầu óc lờ đờ thì coi như củ khoai hạt thóc nằm với nhau, ăn uống đẻ đái, còn nếu có nhạy cảm hay nhận thức phức tạp là sớm muộn đồng sàng dị mộng.
Dường như mâu thuẫn của con người và xã hội hiện đại là cái tế bào của nó. Duy trì gia đình là một việc đòi hỏi xã hội trưởng thành trong thể chế của nó. Không phủ nhận là có những người có năng lực sống kết đôi tốt, nhưng cũng có nghĩa là ở phía ngược lại, có những người không thể nào thích nghi được. Những bậc cha mẹ theo quan niệm truyền thống thường san phẳng những khó khăn đó bằng kinh nghiệm trải khổ, thực ra là họ quan tâm đến cái mục đích chứ không mấy cần biết phương tiện.
Những cảnh huống gia đình trớ trêu sau kết hôn nhan nhản ra, nhưng không ai cho rằng đó là nguy cơ, là bài học nhãn tiền. Tất cả đều bằng lòng với sự tạm bợ của đời sống tình cảm gia đình. Đối thoại rất ít, mà thường là các mẩu thông tin rời rạc tung ra giữa các cá nhân trong nhà. Dường như ở một xã hội nhiều tính tạm bợ, cái sự tạm bợ này là hợp lệ. Trong khi đó, những tư vấn tâm lý trên các trang báo hoặc đài phát thanh sặc mùi dĩ hòa vi quý, chín bỏ làm mười, quay đầu lại là bờ, đặc biệt là nhắm vào giới nữ, chỉ cốt đảm bảo chữ "thuận". Thật giống như thời Khổng Mạnh vậy.
...
Qua "khảo sát" các anh chị em độc thân, thì những câu hỏi loại dưới đây thường bị ghét nhất khi hỏi họ là:
1. Mày định sống như thế này đến bao giờ? -> như thể single life là một cuộc sống đồi bại, xấu xa và cần loại trừ.
2. Thế cứ định sống thế này mãi à? -> như trên.
3. Bao giờ thì cho cô/bác/tao... ăn kẹo đây?
4. Mày có vấn đề gì không? -> single life như thể là có bệnh lý.
5. Mày pêđê à? -> không kết bồ với ai là coi như có vấn đề giới tính.
6. Đi chơi mãi không chán à? -> chơi nhiều nghĩa là ham vui, vô trách nhiệm, tan hoang cửa nhà (nhất là các chị em).
7. Cả phòng còn mỗi anh/chị/mày thôi đấy! -> black sheep of the office!
8. Không định lấy chồng đi, kén chọn mãi thế!
9. Con gái có thì. -> cứ như thể sắp xuống lỗ.
10. Đừng có để lâu quá kẻo cha già con cọc.
11. Đừng để đeo kính lão quấy bột cho con.
12. Đừng có trốn tránh trách nhiệm mãi nhá.
13. Dạo này thế nào rồi? (hấp háy mắt, nheo nheo cười)
14. Đã có cô/thằng/mối nào chưa? (như trên)
...
Tóm lại là làm người độc thân ở cái nước mình nó như là maverick. Tất cả xung quanh ra sức lay chuyển sao cho cái đối tượng đó "bỏ cuộc chơi". Đến mức mà single ones thấy phát sợ, bởi vì cái sự một mình của họ hàng ngày phải đối diện với khung cảnh không lấy làm vui gì của cái gọi là hạnh phúc. Có lần, một chị bạn phát biểu không có ảo tưởng gì về gia đình hạnh phúc. Khi mình bảo có những vợ chồng hạnh phúc, chị bạn bảo, mày thử lấy ví dụ cặp nào tao biết đi, tao phân tích cho. Nghĩ một hồi, cặp nào cũng có vấn đề.
"They shoot single ones, don't they?" là tên một tập phim trong cái bộ SACT, dẫn ra hiện tượng single ones dẫu nhiều những vẫn cứ là thiểu số - đi đến đâu cũng xem như thứ có khả năng tác hại đến cộng đồng các gia đình. Đấy là ở một xã hội Tây nhất trong số các nơi Tây mà còn vậy.
Hình như mọi người vẫn không tin được là có những cá thể muốn sống một mình, đơn giản là nhu cầu của họ chỉ có vậy. Để cạp rá rổ với ai đấy, có lẽ phải sẵn sàng hoặc chuẩn bị kỹ càng cho một cuộc sống chung lâu dài. Nhưng xã hội VN vẫn cứ như một xã hội tiền phong kiến - các cặp ra đời là vì nhu cầu sinh tồn (duy trì nòi giống là một câu chuyện khác) - vẫn cho rằng cứ cặp vào nhau rồi cũng xoay xở sống được. Sống một cuộc sống như thế nếu đầu óc lờ đờ thì coi như củ khoai hạt thóc nằm với nhau, ăn uống đẻ đái, còn nếu có nhạy cảm hay nhận thức phức tạp là sớm muộn đồng sàng dị mộng.
Dường như mâu thuẫn của con người và xã hội hiện đại là cái tế bào của nó. Duy trì gia đình là một việc đòi hỏi xã hội trưởng thành trong thể chế của nó. Không phủ nhận là có những người có năng lực sống kết đôi tốt, nhưng cũng có nghĩa là ở phía ngược lại, có những người không thể nào thích nghi được. Những bậc cha mẹ theo quan niệm truyền thống thường san phẳng những khó khăn đó bằng kinh nghiệm trải khổ, thực ra là họ quan tâm đến cái mục đích chứ không mấy cần biết phương tiện.
Những cảnh huống gia đình trớ trêu sau kết hôn nhan nhản ra, nhưng không ai cho rằng đó là nguy cơ, là bài học nhãn tiền. Tất cả đều bằng lòng với sự tạm bợ của đời sống tình cảm gia đình. Đối thoại rất ít, mà thường là các mẩu thông tin rời rạc tung ra giữa các cá nhân trong nhà. Dường như ở một xã hội nhiều tính tạm bợ, cái sự tạm bợ này là hợp lệ. Trong khi đó, những tư vấn tâm lý trên các trang báo hoặc đài phát thanh sặc mùi dĩ hòa vi quý, chín bỏ làm mười, quay đầu lại là bờ, đặc biệt là nhắm vào giới nữ, chỉ cốt đảm bảo chữ "thuận". Thật giống như thời Khổng Mạnh vậy.
...
Nhận xét
Tư vấn hôn nhân ở trên báo với đài của ta đều không chịu được. Như Q đã nói, toàn xui người ta quay đầu lại mà nhiều khi là chỉ để làm khổ nhau.
Cũng vì ko muốn thành củ khoai hay hạt thóc Bác ah :))
Em phải mất bao nhiêu tg để lập lập, tạo tạo mới vào comment được.
Dốt tịt tìn tin mấy vụ thế này.