Đường đi lên mỏ
...
Đến vùng mỏ thì phải đi lên mỏ. Ở Cẩm Phả có khoảng gần chục mỏ than lớn, trong đó mỏ Mông Dương và Khe Chàm là mỏ hầm lò, còn lại là mỏ lộ thiên. Mỏ lộ thiên an toàn hơn song khai thác từ lâu đời nên trữ lượng bề mặt không còn nhiều. Mỏ hầm lò vốn nguy hiểm và thực tế là năm ngoái đã có mấy vụ sập hầm lò, do đào than thổ phỉ, do bị nổ vì khí mêtan.
Chuyến đi vào mỏ được bắt đầu từ bến xe Địa Chất. Ở Cẩm Phả có một bến xe nữa có tên Ba Tầng. Gọi là Ba Tầng vì đối diện một khu tập thể ba tầng, những dãy nhà tập thể đầu tiên ở Cẩm Phả thời trước. Cách đây vài năm, khu nhà này là nơi làm rối loạn cả thị xã vì nạn nghiện hút. Các mỏ nằm trên những triền núi phía sau lưng thị xã, phải đi ôtô chừng hai mươi phút mới vào đến nơi, tùy theo mỏ.
Xe đưa đón công nhân mỏ do công ty vận tải đưa đón CN mỏ chuyên trách. Ca của công nhân các mỏ lệch nhau nửa tiếng để cùng một tuyến đón được ít nhất hai nơi, hoặc để cùng một ca lái xe quay vòng được vài chuyến. Mỏ Cao Sơn là mỏ trên cao nhất nên xe đến đây đầu tiên.
Khắp nơi có một màu đen, ghi và xám. Công nhân chờ xe ở điểm này. Những cái tên địa danh này từng hiện diện nhiều trong văn nghệ một thời, kiểu "Đêm ấy vùng than ai thức" của Lý Biên Cương, hay phim "Kỷ niệm đồi trăng"... Bài hát về mỏ nhiều bài hay, khá hào hùng, lãng mạn hóa không khí làm việc. Nói chung cảm giác khá cảm động vì có gì đó nao nao, kiểu gặp lại không khí ca kíp đại công trường.
Xe lên rồi nhưng phải chờ công nhân lái ủi ra hết. Bên con đường moong phía dưới, một người công nhân nữ đi một mình...
Rồi cũng đến lúc đoàn xe hùng dũng về bến. Đoàn trai non hớn hở rủ nhau về... :-) Những cái xe tải này cao đến 5-6m, nhất là những cái tải Volvo vàng, nguyên cái bánh xe đã có đường kính 2,5m.
Để khai thác, cần phải thuê công nhân công ty hóa chất mỏ nổ mìn. Họ mặc đồ màu vàng để phân biệt với công nhân mỏ áo xanh rêu. Một quả mìn nổ xong, không gây chấn động ngay mà khoảng một hai phút sau, tiếng nổ mới rền lên, đất rung rung.
Mỏ Cao Sơn là một khu vực có vài bãi khai thác. Đây là một bãi khác, quy mô nhỏ.
Toàn cảnh điểm khai thác này.
Trên đường xuống là đường rẽ vào Cọc Sáu. Đây là mỏ lộ thiên lớn nhất Việt Nam. Hiện đã đào xuống -135m so với mực nước biển. Còn từ đỉnh xuống phải cộng thêm 200m nữa.
Quang cảnh thật ngoạn mục, mỗi tội xe đi qua đánh bụi mù lên. Nhưng ngồi quay lưng lại đường thì gió biển thổi qua thung lũng cũng khá mát. Mỏ là một lòng chảo, đã khai thác từ thời Pháp, những đường moong chạy xoáy trôn ốc như những đường bờ ruộng bậc thang.
Cái màu vàng của đá và xám đen của than như những vệt sơn dầu quét lên. Nhìn mãi cứ như ảo giác vì màu đen làm mất đi hiệu ứng bóng đổ, như thể có đám mây nào lướt qua tạo bóng râm.
Những con đường ngoằn nghèo như leo đèo.
Một chiếc xe về bãi tập kết, để lại sau đuôi một vệt bụi như bốc khói. Anh dẫn đường nói, ca đêm nhìn cũng đẹp khi các ngọn đèn thắp dọc các con đường, những đoàn xe bật pha nối đuôi nhau.
Chuyến xe đưa công nhân về thị xã. Mình về lại bến Địa Chất.
Toàn cảnh mỏ than Cọc Sáu. Vì màn hình có hạn nên chỉ nhỏ vậy thôi. Nhưng phải ra đến nơi, đứng trên miệng mỏ nhìn xuống mới thấy hết cảm giác lạ lùng.
***
Ở Cẩm Phả, địa danh nổi tiếng khác là Cửa Ông. Cửa Ông nằm cách trung tâm TX 12km, là một trong 3 phường có tên không có chữ Cẩm. Ở đây có cảng than lớn nhất miền Bắc và một khu công nghiệp quan trọng như tuyển than. Nhưng nhiều người đến Cửa Ông là đi lễ đền thờ Trần Quốc Tảng, con trai Trần Hưng Đạo, đền này còn gọi là đền Cửa Suốt.
Đền Cửa Ông có địa thế cao ráo, nhưng kiến trúc cũng không có gì đặc biệt vì mới quá. Đáng chú ý là sự kết hợp của kiến trúc Pháp với những thứ như trụ chia đợt, cửa lá sách...
Cạnh đền là chùa, cũng mới trùng tu. Trông nhác thì cũng ổn, nhưng nói chung xem kỹ thì không có gì để nhớ cả.
Không gian cao ráo, nhìn thấy biển ở phía xa, nên khá dễ chịu.
Ở cuối dốc gần đó là đền Mẫu. Nói chung là ngay ngắn và đâu cũng màu xam xám xi măng, nhìn buồn.
Lầu chuông. Còn có đền thờ Cô Bé Cửa Suốt (tức con gái út Trần Quốc Tảng), cạnh cầu Vân Đồn nhưng cũng chẳng có gì mấy ngoài các cây cổ thụ nhìn ra biển và một cái mỏ nước chảy từ núi ra. Mọi người thi nhau múc để rửa mặt lấy lộc.
Ở thị trấn Cái Rồng, huyện lỵ Vân Đồn, nằm trên đảo Cái Bầu, có chùa Cái Bầu. Bà chị của ông bạn bảo đi vì đẹp lắm. Đến nơi thì hóa ra là một ngôi chùa đang được xây theo kiểu Trúc Lâm thiền viện. Người ta dựng một pho tượng Phật Bà Quan Âm trắng toát, rồi chùa cũng xây to cao chắc khỏe bê tông cốt thép mái ngói ống đồ sộ. Trong chùa thấy các sư nói giọng miền Nam tất bạt dọn lễ cho ngày Phật đản. Thì ra "Trúc Lâm" đã nhân rộng mô hình khắp nơi, không chỉ pháp hạnh mà còn kiến trúc nữa. Thế có là franchise không nhỉ?
Ở đây muốn tắm phải đi vài cây số nữa mới có bãi cát sạch. Ở đây lắm bùn và đá thì toàn hà bám. Nước biển ngoài xa xanh quá.
Quay về thị xã, ghé chợ Cái Rồng, có nhiều thứ tươi ngon. Lần đầu thấy con sam, to như con baba nhưng hóa ra con này thân nó có một tẹo, cái mai đã bằng cái chảo. Có con sá sùng, bán 120k/lạng! Còn thì cá lắm loại. Dân Cái Rồng chủ yếu là có người nhà vượt biên nên vẫn được dân Cẩm Phả nể vì lắm tiền.
Một ngôi cổ tự chăng? Đây là chùa Cao Sơn, nằm trong công viên văn hóa Cao Sơn. Đúng rồi, Cao Sơn chính là tên khu mỏ vừa đi. Công ty Cao Sơn này lên sàn CK từ lâu, cổ phiếu blue chip, giàu có, xây cả một khu vui chơi cho nhân viên, tâm điểm là ngôi chùa. Trong chùa có đủ các hình mẫu của các chùa khác.
Cái cổng và lầu bên trong là hình ảnh của đền Ngọc Sơn ở Hà Nội.
Còn từ sân lên núi là hình chùa Một Cột, Tháp Bút và tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ. Đây chắc là nơi nhiều màu sắc nhất Cẩm Phả. Còn có chùa Phả Thiên, cũng hoành tráng với nhiều thứ cung tiến. Có đi những nơi này mới thấy dân vùng này giàu kinh khủng, mặc dù nhà cửa không có gì đặc sắc.
...
Đến vùng mỏ thì phải đi lên mỏ. Ở Cẩm Phả có khoảng gần chục mỏ than lớn, trong đó mỏ Mông Dương và Khe Chàm là mỏ hầm lò, còn lại là mỏ lộ thiên. Mỏ lộ thiên an toàn hơn song khai thác từ lâu đời nên trữ lượng bề mặt không còn nhiều. Mỏ hầm lò vốn nguy hiểm và thực tế là năm ngoái đã có mấy vụ sập hầm lò, do đào than thổ phỉ, do bị nổ vì khí mêtan.
Chuyến đi vào mỏ được bắt đầu từ bến xe Địa Chất. Ở Cẩm Phả có một bến xe nữa có tên Ba Tầng. Gọi là Ba Tầng vì đối diện một khu tập thể ba tầng, những dãy nhà tập thể đầu tiên ở Cẩm Phả thời trước. Cách đây vài năm, khu nhà này là nơi làm rối loạn cả thị xã vì nạn nghiện hút. Các mỏ nằm trên những triền núi phía sau lưng thị xã, phải đi ôtô chừng hai mươi phút mới vào đến nơi, tùy theo mỏ.
Xe đưa đón công nhân mỏ do công ty vận tải đưa đón CN mỏ chuyên trách. Ca của công nhân các mỏ lệch nhau nửa tiếng để cùng một tuyến đón được ít nhất hai nơi, hoặc để cùng một ca lái xe quay vòng được vài chuyến. Mỏ Cao Sơn là mỏ trên cao nhất nên xe đến đây đầu tiên.
Khắp nơi có một màu đen, ghi và xám. Công nhân chờ xe ở điểm này. Những cái tên địa danh này từng hiện diện nhiều trong văn nghệ một thời, kiểu "Đêm ấy vùng than ai thức" của Lý Biên Cương, hay phim "Kỷ niệm đồi trăng"... Bài hát về mỏ nhiều bài hay, khá hào hùng, lãng mạn hóa không khí làm việc. Nói chung cảm giác khá cảm động vì có gì đó nao nao, kiểu gặp lại không khí ca kíp đại công trường.
Xe lên rồi nhưng phải chờ công nhân lái ủi ra hết. Bên con đường moong phía dưới, một người công nhân nữ đi một mình...
Rồi cũng đến lúc đoàn xe hùng dũng về bến. Đoàn trai non hớn hở rủ nhau về... :-) Những cái xe tải này cao đến 5-6m, nhất là những cái tải Volvo vàng, nguyên cái bánh xe đã có đường kính 2,5m.
Để khai thác, cần phải thuê công nhân công ty hóa chất mỏ nổ mìn. Họ mặc đồ màu vàng để phân biệt với công nhân mỏ áo xanh rêu. Một quả mìn nổ xong, không gây chấn động ngay mà khoảng một hai phút sau, tiếng nổ mới rền lên, đất rung rung.
Mỏ Cao Sơn là một khu vực có vài bãi khai thác. Đây là một bãi khác, quy mô nhỏ.
Toàn cảnh điểm khai thác này.
Trên đường xuống là đường rẽ vào Cọc Sáu. Đây là mỏ lộ thiên lớn nhất Việt Nam. Hiện đã đào xuống -135m so với mực nước biển. Còn từ đỉnh xuống phải cộng thêm 200m nữa.
Quang cảnh thật ngoạn mục, mỗi tội xe đi qua đánh bụi mù lên. Nhưng ngồi quay lưng lại đường thì gió biển thổi qua thung lũng cũng khá mát. Mỏ là một lòng chảo, đã khai thác từ thời Pháp, những đường moong chạy xoáy trôn ốc như những đường bờ ruộng bậc thang.
Cái màu vàng của đá và xám đen của than như những vệt sơn dầu quét lên. Nhìn mãi cứ như ảo giác vì màu đen làm mất đi hiệu ứng bóng đổ, như thể có đám mây nào lướt qua tạo bóng râm.
Những con đường ngoằn nghèo như leo đèo.
Một chiếc xe về bãi tập kết, để lại sau đuôi một vệt bụi như bốc khói. Anh dẫn đường nói, ca đêm nhìn cũng đẹp khi các ngọn đèn thắp dọc các con đường, những đoàn xe bật pha nối đuôi nhau.
Chuyến xe đưa công nhân về thị xã. Mình về lại bến Địa Chất.
Toàn cảnh mỏ than Cọc Sáu. Vì màn hình có hạn nên chỉ nhỏ vậy thôi. Nhưng phải ra đến nơi, đứng trên miệng mỏ nhìn xuống mới thấy hết cảm giác lạ lùng.
***
Ở Cẩm Phả, địa danh nổi tiếng khác là Cửa Ông. Cửa Ông nằm cách trung tâm TX 12km, là một trong 3 phường có tên không có chữ Cẩm. Ở đây có cảng than lớn nhất miền Bắc và một khu công nghiệp quan trọng như tuyển than. Nhưng nhiều người đến Cửa Ông là đi lễ đền thờ Trần Quốc Tảng, con trai Trần Hưng Đạo, đền này còn gọi là đền Cửa Suốt.
Đền Cửa Ông có địa thế cao ráo, nhưng kiến trúc cũng không có gì đặc biệt vì mới quá. Đáng chú ý là sự kết hợp của kiến trúc Pháp với những thứ như trụ chia đợt, cửa lá sách...
Cạnh đền là chùa, cũng mới trùng tu. Trông nhác thì cũng ổn, nhưng nói chung xem kỹ thì không có gì để nhớ cả.
Không gian cao ráo, nhìn thấy biển ở phía xa, nên khá dễ chịu.
Ở cuối dốc gần đó là đền Mẫu. Nói chung là ngay ngắn và đâu cũng màu xam xám xi măng, nhìn buồn.
Lầu chuông. Còn có đền thờ Cô Bé Cửa Suốt (tức con gái út Trần Quốc Tảng), cạnh cầu Vân Đồn nhưng cũng chẳng có gì mấy ngoài các cây cổ thụ nhìn ra biển và một cái mỏ nước chảy từ núi ra. Mọi người thi nhau múc để rửa mặt lấy lộc.
Ở thị trấn Cái Rồng, huyện lỵ Vân Đồn, nằm trên đảo Cái Bầu, có chùa Cái Bầu. Bà chị của ông bạn bảo đi vì đẹp lắm. Đến nơi thì hóa ra là một ngôi chùa đang được xây theo kiểu Trúc Lâm thiền viện. Người ta dựng một pho tượng Phật Bà Quan Âm trắng toát, rồi chùa cũng xây to cao chắc khỏe bê tông cốt thép mái ngói ống đồ sộ. Trong chùa thấy các sư nói giọng miền Nam tất bạt dọn lễ cho ngày Phật đản. Thì ra "Trúc Lâm" đã nhân rộng mô hình khắp nơi, không chỉ pháp hạnh mà còn kiến trúc nữa. Thế có là franchise không nhỉ?
Ở đây muốn tắm phải đi vài cây số nữa mới có bãi cát sạch. Ở đây lắm bùn và đá thì toàn hà bám. Nước biển ngoài xa xanh quá.
Quay về thị xã, ghé chợ Cái Rồng, có nhiều thứ tươi ngon. Lần đầu thấy con sam, to như con baba nhưng hóa ra con này thân nó có một tẹo, cái mai đã bằng cái chảo. Có con sá sùng, bán 120k/lạng! Còn thì cá lắm loại. Dân Cái Rồng chủ yếu là có người nhà vượt biên nên vẫn được dân Cẩm Phả nể vì lắm tiền.
Một ngôi cổ tự chăng? Đây là chùa Cao Sơn, nằm trong công viên văn hóa Cao Sơn. Đúng rồi, Cao Sơn chính là tên khu mỏ vừa đi. Công ty Cao Sơn này lên sàn CK từ lâu, cổ phiếu blue chip, giàu có, xây cả một khu vui chơi cho nhân viên, tâm điểm là ngôi chùa. Trong chùa có đủ các hình mẫu của các chùa khác.
Cái cổng và lầu bên trong là hình ảnh của đền Ngọc Sơn ở Hà Nội.
Còn từ sân lên núi là hình chùa Một Cột, Tháp Bút và tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ. Đây chắc là nơi nhiều màu sắc nhất Cẩm Phả. Còn có chùa Phả Thiên, cũng hoành tráng với nhiều thứ cung tiến. Có đi những nơi này mới thấy dân vùng này giàu kinh khủng, mặc dù nhà cửa không có gì đặc sắc.
...
Nhận xét